Vai trò của Công tác xã hội trong Sức khỏe Tâm thần và Những gợi ý cho Việt Nam

Vai trò của Công tác xã hội trong Sức khỏe Tâm thần và Những gợi ý cho Việt Nam

Bài viết tóm tắt này sẽ miêu tả những vai trò của các nhân viên công tác xã hội trong cung cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần. Chúng tôi cũng sẽ giải thích định nghĩa “các rối loạn tâm thần”, những yếu tố được xem là nguyên nhân gây ra chúng, những gợi ý dành cho đào tạo công tác xã hội và những gợi ý đối với công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam với việc thực hiện Đề án 1215 (Văn phòng Thủ tướng Việt Nam, 2011).

Với mục tiêu của bài viết này, chúng tôi định nghĩa một rối loạn tâm thần là một rối loạn trong đó một người (ở bất kỳ độ tuổi nào) trải qua một hay nhiều các triệu chứng sau: a) lo âu chủ quan; b) một mức độ suy giảm hoạt động chức năng tâm lý và/hoặc xã hội nhất định; c) hoạt động bất thường hay suy giảm trong các chứng năng cảm giác xung đột với môi trường chung; và/ hoặc d) chức năng tư duy hay nhận thức bất thường xung đột với văn hóa của cá nhân (Sands & Gelis, 2012).

Nghề công tác xã hội, được định hướng bởi những bằng chứng khoa học và y tế, nhìn nhận nguyên nhân của các rối loạn tâm thần là một tập hợp các yếu tố phức tạp trong khuôn khổ “sinh học – tâm lý – xã hội” đã được xây dựng từ mô hình thống nhất về y tế và bệnh tật (Weiner, 1984). Khuôn khổ này tính đến yếu tố di truyền, tính dễ bị tổn thương và khí chất của cá nhân, các yêu tố nguy cơ về mặt sinh học và môi trường, và các nguyên nhân gây căng thẳng về sinh học và môi trường thúc đẩy “sự biểu đạt” của tính dễ bị tổn thương mắc phải, hay yếu tố có thể gây cản trở hoạt động chức năng lành mạnh của cá nhân (như trường hợp những tác động của sang chấn nghiêm trọng). Tầm quan trọng nhất định đối với những yếu tố nguyên nhân được xác định theo văn hóa – các nền văn hóa khác nhau đặt trọng tâm ở những yếu tố khác nhau (và các kiểu triệu chứng thể hiện) để xác định “không bình thường” hay sức khỏe yếu. Ví dụ, trầm cảm có nhiều khả năng thể hiện ở các triệu chứng thể chất (ví dụ như đau đầu hay đau bụng) ở những nền văn hóa châu Á hơn là những nền văn hóa khác nơi mà các triệu chứng rõ ràng nhất thay vì đó lien quan đến cảm xúc và khí sắc (Eshun & Caldwell-Colbert, 2009).

Những triệu chứng và hành vi được xác định và giải thích như thế nào bị ảnh hưởng bởi những diễn giải mang tính văn hóa về nguyên nhân của các rối loạn. Điều này quan trọng đối với các nhà thực hành trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần làm việc cùng với các nhóm dân cư đa dạng, vì thiếu hiểu biết về những bối cảnh văn hóa có thể dẫn đến chấn đoán sai và việc ứng dụng những can thiệp trị liệu không phù hợp (Adeponle, Thombs, Groleau, Jarvis, & Kirmayer). Tuy vậy, một số yếu tố gây bệnh có thể phổ biến chung. Các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá những yếu tố gây bệnh, như là các quá trình sinh học và hóa học thần kinh phổ biến chung đi kèm với các cảm xúc và những hành vi không bình thường.

comment No comments yet

You can be first to leave a comment

mode_editLeave a response

Your e-mail address will not be published. Also other data will not be shared with third person. Required fields marked as *

menu
menu