Các tiêu chuẩn NASW về hành nghề Công tác Xã hội với Trẻ vị thành niên

Các tiêu chuẩn NASW về hành nghề Công tác Xã hội với Trẻ vị thành niên

Tuổi vị thành niên đánh dấu một thời kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi người, là quá trình chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn. Đây là giai đoạn của những thời cơ và triển vọng phát triển mạnh mẽ, các em bắt đầu bộc lộ cá tính,sự tự lập và bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về bản thân và thế giới xung quanh. Trẻ ở tuổi này bắt đầu điều chỉnh và thích nghi với những khó khăn, nhữngthay đổivề tâm sinh lý và xã hội một cách sâu sắc vốn là những phụ phẩm của tuổi vị thành niên.

Phương thức mà qua đótrẻ vị thành niên điều khiển những thay đổi và những khó khăn là thông qua các mối quan hệ xã hội- cả tích cực và tiêu cực – với gia đình, cộng đồng và môi trường xã hội rộng lớn hơn. Sức khỏe và hạnh phúc của thanh niên (và thế giới người lớn mà họ sẽ trở thành) bị tác động chủ yếu bởi những trải nghiệm của họ trong giai đoạn phát triển này.

Sự phát triển lành mạnh của trẻ vị thành niên phụ thuộc vào sự an toàn và sự hỗ trợ của môi trường, đó phải là môi trường không bạo lực không có sự đe dọa về thể chất, tinh thần và cảm xúc. Môi trường an toàn sẽ cung cấp cho thanh niên những cơ hội để xây dựng những mối quan hệ bền chắc và có ý nghĩa với gia đình, trường học và cộng đồng. Trẻ vị thành niênsẽ được hưởng lợi rất lớn từ sự gắn kết trong các hoạt động, nơi giá trị của họ được thể hiện và khẳng định và những năng lực vốn có, những khả năng và điểm mạnh được nâng cao. Các môi trường xã hội hòa nhập và chấp nhận sự khác biệt khuyến khích tất cả người trẻ tuổi hài lòng, coi trọng bản thân và những người xung quanh họ. Được tiếp cận một cách công bằng tới nền giáo dục chất lượng, chăm sóc y tế, các cơ hội nghề nghiệp và các hỗ trợ xã hội cũng rất cần thiết để đảm bảo những kết quả tích cực cho giới trẻ.

Hầu hết những người trẻ tuổi đều có thể hướng tới thành công ở tuổi vị thành niên cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ vị thành niên trải qua những khó khăn đáng kể trong thời gian này, những khó khăn đó gây trở ngại đối với việc chuyển từ giai đoạn tuổi vị thành niên sang tuổi trưởng thành. Sự phát triển lànhmạnh của tuổi vị thành niên bị cản trở bởi ma túy và bạo lực trong gia đình, trường học và những môi trường xã hội. Tình trạng nghèo đóicó thể làm hạn chế hoặc không thể tiếp cận được các nhu cầu cơ bản.Các tình trạng này cũng sẽ tạo ra những rào cản đối vớinhững người trẻ tuổi và gia đình của họ. Những rào cảnnày ngăn sự tiếp cận tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ, các dịch vụ xã hội, giáo dục, cơ hội nghề nghiệp, nhà ở và dinh dưỡng. Giới trẻ đồng thời có thể bị rơi vào nạn bạo lực, lạm dụng, ức hiếp, quấy rối và bị bỏ rơi trong chính gia đình, trường học và cộng đồng của mình.

Một vài người trẻ tuổi có thể trải qua sự xa lánh, bị tước quyền công dân hoặc bị kỳ thị từ gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội có bổn phận hỗ trợ sự phát triển của họ. Những trẻvị thành niên gặp vấn đề về tâm thần và sức khỏe nghiêm trọng hay khuyết tật, bỏ nhà hoặc vô gia cư, những người được bảo trợ nuôi, hệ thống pháp lý thanh thiếu niên và vị thành niên đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính, chuyển giới thường đã từng trải qua sự xa lánh. Những hoàn cảnh xã hội này làm cho các thanh niên trở nên dễ bị tổn thương trước những hành vi gây hại cho sức khỏe như lạm dụng thuốc, các hành động phạm tội, các hoạt động tình dục không an toàn, và các biểu hiện bệnh lý sức khỏe tâm thần.

Các nhân viên công tác xã hội hiểu rằng mọi người – từng cá nhân, cộng đồng và xã hội là một thể thống nhất – sẽ hưởng lợi từ những đầu tư trong việc giúp đỡ những người trẻ đạt được sức khỏe tối ưu về thể chất lẫn tinh thần. Những nhân viên công tác xã hội cung cấp cácdịch vụ cần thiết ở các môi trường, cộng đồng và hệ thống xã hộimà tác động đến cuộc sống của thanh niên. Để đáp ứng nhu cầu của người trẻ tuổi, điều quan trọng là những người làm công tác xã hội phải chứng tỏ được kiến thức cơ bản và hiểu biết về sự phát triển của tuổi vị thành niên và vai trò quan trọng của các hệ thống tâm sinh lý.

Là một tổ chức chuyên nghiệp lớn nhất của những người làm công tác xã hội, Hiệp hội Nhân viênCông tác Xã hội Quốc gia (NASW)kỳ vọng công tác xã hội với trẻ vị thành niêncó thể được tiến hành bởi mọi người, những người có những năng lực, kiến thức và các giá trịcần thiết. Do đó, NASW thiết lập những tiêu chuẩn để định nghĩavà mô tả hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp.Tiêu chuẩn về Hành nghề Công tác Xã hội với trẻ vị thành niênđược thiết kế nhằm hướng dẫn nhân viên công tác xã hội trong những môi trường đa dạng khi họ giúp đỡ những người trẻ tuổi trở thành những người trưởng thành đủ năng lực trình độ và sức khỏe. Các quan điểm độc đáo và sâu rộng của hoạt động công tác xã hội cung cấp các mối liên kết có hệ thống giữa nghề công tác xã hội và các thực thể xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻvị thành niên. Để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của những người trẻ tuổi có nghĩa là gắn kết tất cả các hệ thống: Cá nhân, gia đình, và cộng đồng vào nỗ lực nhằm ngăn chặn các vấn đề và tăng cường sức khỏe và tâm trạng hạnh phúc.

Tiêu chuẩn 1: Kiến thức về sự phát triển của trẻ vị thành niên

Các nhân viên công tác xã hội cần phải có kiến thức và hiểu biết về sự phát triểncủa trẻvị thành niên

Giải thích

Những lĩnh vực cần thiết về kiến thức và hiểu biết quan trọng về sự phát triển tích cực của trẻ vị thành niênbao gồm:

  • Phát triển con người và hành vi con người, bao gồm các giai đoạn phát triển, các nhu cầu, động cơ, cảm xúc, hành vi, các hoạt động của trẻ em và thanh niên và các khác biệt văn hóa.
  • Vai trò củalứa tuổivị thành niêntrong sự phát triểnvề xã hội, thể chất, cảm xúc và tình dục, bao gồm việc phấn đấu và mâu thuẫn về sự độc lập, năng lực, thành tựu, cá tính, và tình dục của tuổi vị thành niên.
  • Vai trò quan trọng của giáo dục trong việc phát triển sức khỏe vị thành niênvà các rào cản đối với trảinghiệm giáo dục thành công.
  • Sự cần thiết trong việc nhận ranhững nhu cầu của phát triển tuổivị thành niên
  • Tác động của việc lạm dụng thuốc và bạo lực đối với sự phát triển của tuổi vị thành niênvà gia đình chúng.
  • Gia đình, trường học, cộng đồng, và văn hóa tạo điều kiện và giúp đỡ trẻ vị thành niêntrở nên độc lập.
  • Tầm quan trọng của các cơ hội để vị thành niênthiết lập các mối quan hệ tích cực với biểu hiệncởi mở của tư tưởng và cảm xúc với các thành viên gia đình, bè bạn và các hình mẫu tiêu biểu như giáo viên, tusỹ và huấn luyện viên thể thao.
  • Ý nghĩa của các giai đoạn phát triển tính cách của trẻ vị thành niên, bao gồm hình thức nổi loạn tự nhiên và phản kháng với quyền lực.

 Tiêu chuẩn 2: Đánh giá

Nhân viên công tác xã hội cần phải thể hiện khả năng đánh giá các dịch vụ cho tuổi vị thành niên, bao gồm tiếp cận các tổ chức xã hội và các nguồn lực dựa vào cộng đồng màđáp ứng các dịch vụ cho trẻ vị thành niên và gia đình họ, và vận động để phát triển các nguồn lực cần thiết.

Giải thích

Các nhân viên công tác xã hội cần phảicó những kiến thức và kỹ năng cơ bản sau đây, để làm việc hiệu quả với trẻ vị thành niênvà gia đình chúng:

  • Lịch sử và sự phát triển của công tác xã hội và quan điểm về con người trong môi trường xã hội.
  • Lý thuyết, các nguyên tắc và phương pháp công tác xã hội, bao gồm các trường hợp, làm việc cá nhân, làm việc nhóm , tổ chức cộng đồng, quản trị, giám sát, lập kế hoạch và nghiên cứu.
  • Ảnh hưởng của các tín ngưỡng văn hóa, hoàn cảnh, lối sống và dân tộc.
  • Mối liên hệ giữa các cá nhân và gia đình, tập thể, hàng xóm, cộng đồng và hệ thống xã hội.
  • Mục đích, cấu trúc, ủy quyền pháp lý và các dịch vụ được cung cấp bởi tổ chứcphúc lợi xã hội tình nguyện hay công lập, phúc lợi trẻ em và các tổ chức dịch vụ thanh niên; trường học; sức khỏe, sức khỏe tâm thần, sự công bằng cho thanh thiếu niên, và các tổ chức thực thi pháp luật.
  • Năng lực phối hợp với các nhà chuyên môn và các tổ chức cộng đồng khác và vận động sự tham gia của họ đại diện cho thế hệ trẻ.
  • Các yếu tố chính trị, kinh tế ảnh hưởng tới trẻ vị thành niên, gia đình và cộng đồng của họ.
  • Các biện pháp tiếp cận đa ngành và theo nhóm để làm việc với trẻ em và thanh niên, sự đóng góp của các ngành y sinh học, tâm lý học, khoa học xã hội, pháp luật, giáo dục, cơ quan thực thi pháp luật và các chuyên ngành khác. Các cơ hội sẵn có cho trẻ vị thành niêntrong việc đào tạo để nâng cao các kỹ năng liên quan tới công việc.
  • Hiểu biết về tầm quan trọng khi làm việc với vị thành niên trong môi trường nơi chúng cảm thấy thoải mái, kể cả những môi trường phi truyền thống.
  • Làm quen với những nhóm cung cấp giáo dục đồng đẳng và phát triển các kỹ năng ra quyết định và kỹ năng lãnh đạo củathanh niên.
  • Hiểu biết và có khả năng xây dựng kế hoạch cho một trường hợp cụ thể cùng với thanh niên và gia đình họ
  • Có kiến thức về cách phát triển những chương trình cung cấp các dịch vụ toàn diện cho trẻ vị thành niên nhằm ngăn chặnsự phân tán, chia rẽ.
  • Biết cách phát triển các chương trình nhằm tăng khả năng trẻ vị thành niên sử dụng các dịch vụ sẵn có cho một loạt cácvấn đề ảnh hưởng tới trẻ vị thành niên (ví dụ, sức khỏe sinh sản, HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục, bạo lực và lạm dụng).

Tiêu chuẩn 3: Kiến thức về Động lực Gia đình

Nhân viên công tác xã hội sẽ phải cókiến thức và hiểu biết về các động lực gia đình và lý thuyết hệ thống.

 Giải thích

NASW định nghĩa gia đình là 2 hoặc nhiều người coi bản thân mình là gia đình và đảm trách nghĩa vụ, chức năng và trách nhiệm nói chung, cần thiết cho đời sống gia đình lànhmạnh. Các mảng kiến thứcthiết yếu về động lực gia đình bao gồm:

  • Động lực gia đình trong những gia đình truyền thống và phi truyền thống, bao gồm gia đình có bố mẹ, cha/ mẹ đơn thân, cha mẹ nuôi và bảo trợ, và các cá nhân không có quan hệ huyết thống sống chung cùng nhau như một gia đình,chấp nhận vàhiểu về sự liên kết gia đình kiểu như vậy. Ảnh hưởng từ kinh nghiệm trưởng thành, thái độ và hành vi của cha mẹ trẻ vị thành niên cũng như các phương thức liên quan mang tính văn hóa mà cha mẹ áp dụng để yêu cầu sự hỗ trợ
  • Có kiến thức về cáchdẫn đến những thay đổi trong hoạt động chức năng gia đình
  • Khái niệm về văn hóa gia đình, bao gồm vai trò của gia đình trong việc đáp ứng các nhu cầu đang thay đổi về thể chất, tinh thần, tâm hồn và cảm xúc của trẻ vị thành niên
  • Quan điểm văn hóa về trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình
  • Ảnh hưởng của sự suy nhược và khuyết tật, bao gồm những khuyết tật về tinh thần và xúc cảm, sự phụ thuộc vào hóa chất và tình trạng lạm dụng tới sựphát triển tích cực của tuổi vị thành niên và các động lực gia đình
  • Hiểu biết về những thay đổi trongvai trò làmcha mẹvà sự đa dạng củanhững vai trò này
  • Tác động của các điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa đến khả năng cha mẹ đáp ứng các trách nhiệm gia đình .

Tiêu chuẩn 4: Năng lực Văn hóa

Những người làm công tác xã hội cần phải thể hiện được một khả năng cung cấp dịch vụ phù hợp về mặt văn hóa 

Giải thích

Dân số Hoa Kỳ đang phát triển đa dạng đòi hỏi nhữngnhân viên công tác xã hội phải nâng cao nhận thức và coi trọng những khác biệt văn hóa. Họ phải phát triển các năng lực bao gồm nâng cao khả năng tự nhận thức , hiểu biết và các kỹ năng thực hành nhất quán với Các Tiêu chuẩn NASW về Năng lực Văn hóa trong Hành nghề Công tác Xã hội (NASW, 2001).

Những nhân viên công tác xã hội có năng lực văn hóa cần có hiểu biết về tác hại của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sự thành kiến về giới tính, phân biệt tuổi tác, phân biệt đối xử với người đồng tính, hoặc hội chứng sợ và kỳ thị người đồng tính, chủ nghĩa bàiDo Thái, chủ nghĩa vị chủng, phân biệt giai cấp, và tác hại của sự phân biệt đối xử với người khuyết tật đối với cuộc sống của trẻvị thành niên và cần hiểu được sự cần thiết phải hướng tới và cùng với trẻ vị thành niên.

Những người làm công tác xã hội phải nhận ra được rằng những khác biệt chủng tộc, dân tộc, giới tính và văn hóa có thể được coi là những rào cản và phát triển những chiến lược cũng như những kỹ năng để cải thiện những rào cản ấy.

Tiêu chuẩn 5: Khả năng tự quyết của trẻ vị thành niên

Các nhân viên công tác xã hội cần giúp những trẻvị thành niên đạt được khả năng tự quyết

Giải thích

Những người làm công tác xã hội cần có các kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm bảo sự tham gia của vị thành niên trong việc ra những quyết định về các chương trình và dịch vụ được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu của họ. Bao gồm:

  • Khuyến khích thanh niên và gia đình họchủ động tham gia trong việc lập kế hoạch cụ thể và cung cấp dịch vụ
  • Phát triển các trưởng nhómvị thành niênđể cung cấp những hỗ trợ đồng đẳng cho nhữngtrẻ vị thành niênkhác và hỗ trợ cho các nỗ lực của họ.
  • Vận động cho vị thếvà vai trò của trẻvị thành niên ảnh hưởnglên các ban ngành hoặc ủy ban đại diện cũng như đáp ứng công tác đào tạo cho thanh niên phát triển các kỹ năng cần thiết để cải thiện các dịch vụ hiện thờiđồng thời triển khai các dịch vụ cần thiết.
  • Làm việc với thanh niên và gia đình để giúp họ đảm trách trách nhiệm bám sát một kế hoạch hành động và phải đảm bảo cũng như sử dụng các dịch vụ đã định
  • Cung cấp hoặc môi giới việc đào tạo và hỗ trợ để giúp thanh niênphát triển những kỹ năng sống độc lập.

Tải bản đầy đủ TẠI ĐÂY

 

comment No comments yet

You can be first to leave a comment

mode_editLeave a response

Your e-mail address will not be published. Also other data will not be shared with third person. Required fields marked as *

menu
menu