Trẻ em là đối tượng đặc biệt của nghề CTXH

Trẻ em là đối tượng đặc biệt của nghề CTXH

Để có chính sách đặc thù với nhóm trẻ em có HCĐBKK, ngày 25/3/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010. Đề án này đã tạo ra sự chuyển biến mạnh trong công tác chăm sóc trẻ em có HCĐBKK theo hướng dựa vào cộng đồng, huy động nhiều nguồn lực từ các tổ chức cá nhân để chăm sóc trẻ em HCĐBKK tại cộng đồng.

Cham_soc_TE_co_hoan_canh_dac_biet_kho_khan_tai_lang_TE_Hoa_Binh_HN
Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại làng Trẻ em Hòa Bình, Hà Nội

Ngày 26/4/2013 Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 647/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 – 2020. Mục tiêu của Đề án là huy động sự tham gia của xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng trong việc chăm sóc, trợ giúp trẻ em có HCĐBKK để ổn định cuộc sống, có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em và hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật; phát triển các hình thức chăm sóc thay thế trẻ em có HCĐBKK dựa vào cộng đồng; từng bước thu hẹp khoảng cách mức sống giữa trẻ em có HCĐBKK với trẻ em bình thường tại nơi cư trú.

Mục tiêu đến năm 2020, 95% trẻ em có HCĐBKK được nhận sự trợ giúp và được cung cấp các dịch vụ xã hội phù hợp. Đồng thời, phát triển các hình thức nhận nuôi có thời hạn đối với trẻ em có HCĐBKK, chăm sóc bán trú cho trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS. Nâng cao chất lượng chăm sóc, trợ giúp trẻ em có HCĐBKK tại các cơ quan bảo trợ xã hội, nhà xã hội và cộng đồng.

Các giải pháp của Đề án cũng được nêu cụ thể, đó là: Truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc chăm sóc và trợ giúp trẻ em có HCĐBKK; Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật chăm sóc và trợ giúp trẻ em có HCĐBKK; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực phòng ngừa, phát hiện, can thiệp sớm và chăm sóc trẻ em có HCĐBKK dựa vào cộng đồng; Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và nguồn lực để chăm sóc trẻ em có HCĐBKK dựa vào cộng đồng.

Để tiếp tục phát huy vai trò của cộng đồng trong việc chăm sóc trẻ em có HCĐBKK, Bộ Lao động thương binh và Xã hội đã xây dựng dự thảo về Đề án Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2015. Theo đó, đến năm 2015, 90% trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được chăm sóc thông qua các hình thức gia đình, cá nhân nhận nuôi, nhận con nuôi và nhận đỡ đầu; 75% trẻ em khuyết tật được chăm sóc, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; 100% số cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện chức năng chăm sóc khẩn cấp đối với trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt và 100% trẻ em là nạn nhân của thảm họa, thiên tai được trợ giúp xã hội và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội phù hợp.

Công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (HCĐBKK) theo hướng dựa vào cộng đồng, huy động nhiều nguồn lực từ các tổ chức cá nhân đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đề án Chăm sóc trẻ em có HCĐBKK dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2015 đưa ra bốn nội dung hoạt động trong đó chú trọng nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách chăm sóc trẻ em có HCĐBKK dựa vào cộng đồng như: chính sách trợ giúp các đối tượng nhận nuôi dưỡng trẻ em có HCĐBKK; chế độ phụ cấp cho đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội làm công tác chăm sóc, trợ giúp trẻ em có HCĐBKK.

Phát triển các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em có HCĐBKK tại cộng đồng theo hướng chuyển đổi chức năng của các cơ sở bảo trợ xã hội từ chăm sóc tập trung sang cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em có HCĐBKK. Nâng cao năng lực và kỹ năng công tác cho đội ngũ cán bộ, viên chức và cộng tác viên công tác xã hội. Phấn đấu tập huấn kỹ năng công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em có HCĐBKK dựa vào cộng đồng cho 20.000 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về chăm sóc trẻ em có HCĐBKK dựa vào cộng đồng.

Tuyên truyền Đề án phát triển nghề Công tác xã hội (Đề án 32).

Nguyễn Hoàng

comment No comments yet

You can be first to leave a comment

mode_editLeave a response

Your e-mail address will not be published. Also other data will not be shared with third person. Required fields marked as *

menu
menu