Tiền Giang: Ấm lòng với mô hình trợ giúp trẻ lang thang có nơi nương tựa

Tiền Giang: Ấm lòng với mô hình trợ giúp trẻ lang thang có nơi nương tựa

Thuộc một trong những xã bãi ngang ven biển của huyện Tân Phú Đông – Tiền Giang. Xã có mật độ dân trí thấp, dân cư phân bố không đồng đều, da số người dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, một số hộ sống bằng nghề đánh bắt thủy dân gần bờ, các hộ còn lại sống bằng nghề làm thuê và buôn bán nhỏ lẻ.

Trong những năm qua với chủ trương đầu tư và phát triển toàn diện cho các vùng ven biển và cù lao, đặc biệt sau khi huyện Tân Phú Đông thành lập và Nghị Quyết của BCĐ Đảng bộ huyện ban hành thì có nhiều chính sách kích cầu về kinh tế – văn hoá xã hội của chính phủ được tổ chức triển khai nhằm thúc đẩy kinh tế – văn hoá xã hội của địa phương phát triển theo hướng khai thác tiềm năng lợi thế, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, công tác xóa đói giảm nghèo, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thông trường học, trạm y tế luôn được quan tâm lãnh chỉ đạo chặt chẽ của huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện, sư hỗ trợ trên nhiều lĩnh vực và các ngành huyện, Đảng bộ và nhân dân xã phú đông đã phát huy nội lực, tận dụng thời cơ, khắc phực khó khăn và đã đạt dược những thành tựu đáng phấn khởi trên nhiều lĩnh vực.

 Bên cạnh những thành tựu kinh tế văn hóa đạt được, trong thời gian qua công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được lãnh đạo địa phương quan tâm. Từ khi UBND tỉnh ban hành Chương Trình hành động vì trẻ em và Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015, xã đã đưa các mục tiêu chỉ tiêu của Chương trình lồng ghép vào các hoạt động liên quan của địa phương để cùng phối hợp thực hiện, nhất là việc chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặt biệt, trong đó có trẻ em lang thang, trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại.

Dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của BCĐ huyện, xã đã triển khai xây dựng kế hoạch, thành lập BCĐ đồng thời triển khai thực hiện mô hình điểm các hoạt động nhằm ngăn ngừa, trợ giúp trẻ em lang thang, trẻ em lao động nặng nhọc nguy hiểm, độc hại. Phối hợp với phòng LĐTB&XH huyện tổ chức tập huấn cho các thành viên BCĐ, các ban ngành đoàn thể trong xã, đại diện các hộ gia đình về nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ  chăm sóc và giáo dục trẻ em, nội dung hoạt động của mô hình. Mặt khác tăng cường truyên tuyền các nội dung liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, 10 nhóm quyền của trẻ em theo luật, hậu quả của việc trẻ em lang thang, phải lao động sớm, lao động nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại cũng như những biện pháp phòng ngừa nguy cơ này… trên hệ thống đài truyền thanh xã, ấp và kết hợp tuyên truyền trực tiếp thông qua các ngành đoàn thể sinh hoạt chi tổ hội đến từng hộ gia đình, nhất là các hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Cùng với công tác tuyên truyền, xã tổ chức cho các gia đình có dấu hiệu, nguy cơ tự nguyện ký cam kết không cho con bỏ học, thất học đi lang thang, vi phạm pháp luật; không để con em lao động sớm, lao động nặng nhọc nguy hiểm, trong môi trường độc hại; không đẻ con em bị tai nạn thương tích đến mức phải đến cơ sở y tế điều trị, phối hợp với các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi để em phát triển toàn diện.

Tiền Giang: Ấm lòng với mô hình trợ giúp trẻ lang thang có nơi nương tựa - Ảnh 1

Các trường cũng đã tổ chức cho học sinh học tập các quyền cũng như bổn phận của trẻ em; tổ chức cho các em vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ, trang bị cho trẻ em kỹ năng sống, kiến thức và kỷ năng tự vệ; tổ chức diễn đàn trẻ em bày tỏ nguyện vọng về quyền được chăm sóc, bảo vệ, quyền được học tập, quyền có cơ hội phát  triển  toàn diện để trở thành người có ích cho xã hội. Đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, từ nguồn kinh phí củadự án, xã hỗ trợ cho gia đình các em một số vốn để tạo điều kiện ổn định cuộc sống; tặng xe đạp và miễn giảm học phí, giúp các em có thêm động lực vươn lên học tập tốt. xã còn vận động các nhà hảo tâm các mạnh thường quân trong và ngoài xã ủng hộ, đóng góp Quỹ bảo trợ trẻ emthường xuyên giúp đỡ cho những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và những trường hợp gặp rủi ro đột xuất, giúp các em vượt qua khó khăn tiếp tục đến trường.

Kết quả thực hiện mô hình “Ngăn ngừa trợ giúp trè em lang thang, trẻ em phải lao động nặng nhọc, nguy hiểm” ở xã Phú Đông trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, thu hút được nhiều thành phần trong xã hội, các gia đình và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em. Đến nay trên địa bàn xã không có trẻ em lang thang, trẻ em phải lao động nặng nhọc, nguy hiểm, trẻ em vi phạm pháp luật giảm đáng kể. Đây là mô hình đem lại hiệu quà thiết thực cần được nhân rộng ở các địa phương để giảm thiểu tình trạng trẻ em lang thang, phải lao động nặng nhọc, nguy hiểm độc hại, giúp các em có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện hoà nhập với cộng đồng.

Trong thời gian tới xã tiếp tục duy trì hoạt động mô hình này và cũng thông qua mô hình sẽ tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền vận động giúp đỡ cho cộng đồng xã hội ngày càng hiểu biết nhận thức sâu sắc hơn về công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em trong tình hình mới để cùng chung tay chăm lo trẻ em địa phương ngày càng có cuộc sống tốt đẹp hơn.

PHA LÊ – CHÂU HẢO

comment No comments yet

You can be first to leave a comment

mode_editLeave a response

Your e-mail address will not be published. Also other data will not be shared with third person. Required fields marked as *

menu
menu