Thực tập Công tác xã hội: Mô hình từ một số trường Đại học tại Úc

Thực tập Công tác xã hội: Mô hình từ một số trường Đại học tại Úc

Công tác xã hội (CTXH) là một ngành khoa học thực hành. Do vậy, việc đào tạo những người làm công tác xã hội chuyên nghiệp cần phải đặc biệt chú trọng tới yếu tố thực hành. Hay nói cách khác, thực hành cần được xem là là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng các chương trình đào tạo nghề công tác xã hội tại các cơ sở đào tạo hoặc các trường đại học. Vì vậy, trong bài viết này, thứ nhất tôi sẽ giới thiệu về mô hình thực tập dành cho sinh viên đại học và sau đại học (chương trình thực hành) tại một số trường Đại học tại Úc. Thứ 2, đánh giá những ưu, nhược điểm của mô hình này khi áp dụng vào các chương trình đào tạo Công tác xã hội tại Việt Nam, đồng thời đưa ra những đề xuất để có thể áp dụng được mô hình thực tập công tác xã hội một cách hiệu quả nhất dựa trên bối cảnh hiện tại của Việt Nam.

Cong tac xa hoi RMIT

Một số đề xuất đối với hoạt động thực tập CTXH tại Việt Nam

Thứ nhất, cần phải có những quy định cụ thể về chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành CTXH ở các cấp bậc học khác nhau (cao đẳng nghề, cử nhân đại học, thạc sĩ). Chuẩn đầu ra sẽ là cơ sở để các đơn vị đào tạo ngành CTXH xây dựng nội dung chương trình học cho phù hợp, là cơ sở để xây dựng các hệ thống đánh giá chất lượng học tập của sinh viên cũng như năng lực của những người hiện đang hoạt động trong lĩnh vực CTXH. Quá trình thực hành sẽ không đạt được kết quả cao nếu sinh viên không được định hướng rõ ràng về mục đích thực hành cũng như những yêu cầu về chuyên môn nghề nghiệp cần phải được rèn luyện thông qua quá trình thực tập.

Chuẩn đầu ra cần bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, từ thái độ, đạo đức, trách nhiệp nghề nghiệp cho kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành. Dựa trên những tiêu chuẩn này, các cơ sở đào tạo sẽ tự xây dựng chương trình thực tập riêng sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh thực tế. Và đặc biệt chuẩn đầu ra cũng sẽ quyết định tới yếu tố thời gian của quá trình thực tập. Thời gian phù hợp cho một tiến trình học tập/phát triển chuyên môn qua thực hành và trải nghiệm thường kéo dài từ 3-6 tháng.

Thứ hai, thiết lập hệ thống các cơ sở thực tập có chất lượng và phong phú về lĩnh vực hoạt động. Cơ sở thực tập phù hợp là một yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của quá trình thực tập. Một cơ sở thực tập có chất lượng thường được thể hiện thông qua các yếu tố như: có lĩnh vực hoạt động chuyên môn cụ thể và chuyên sâu; thời gian thành lập và hoạt động không quá gần (để đảm bảo tính ổn định và chuyên nghiệp); có đội ngũ cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm chuyên môn; có những chính sách và quy định rõ ràng áp dụng đối với nhân viên và sinh viên thực tập; có vị trí địa lý thuận lợi cho việc đi lại v.v.

Để xây dựng được hệ thống các cơ sở thực tập có chất lượng, đòi hỏi nhà trường và các đơn vị đào tạo phải thành lập các nhóm cán bộ chuyên trách, đảm nhiệm việc xây dựng mô hình, quản lý quá trình thực tập và thực hiện việc đánh giá sinh viên. Bên cạnh đó, nhiệm vụ quan trọng của nhóm cán bộ phụ trách là tìm kiếm và xây dựng hệ thống các cơ sở thực hành có chất lượng cam kết tham gia vào hoạt động hỗ trợ sinh viên thực tập.

Thứ ba, xây dựng mạng lưới kiếm huấn viên đủ về số lượng và đủ năng lực chuyên môn. Như đã trình bày ở trên, kiếm huấn là một tiến trình không thể thiếu đối với các chương trình thực tập CTXH, cũng như là môt phần quan trọng đảm bảo tính chuyên nghiệp trong quá trình hành nghề của các nhân viên CTXH. CTXH cho tới nay vẫn còn là một ngành mới mẻ ở Việt Nam, do đó đội ngũ những người làm CTXH được đào tạo chính thống và có đủ năng lực về chuyên môn nghề nghiệp hiện vẫn còn thiếu, kể cả giảng viên giảng dạy CTXH tại các cơ sở giáo dục. Việc xây dựng mạng lưới kiểm huấn viên có đủ năng lực chuyên môn hiện tại vẫn là một bài toán khó đối với hầu hết những cơ sở đào tạo.

Để cải thiện tình trạng thiếu nhân lực trong công tác kiểm huấn, ngoài việc nâng cao năng lực cho cán bộ giảng dạy và cán bộ phụ trách thực tập, các cơ sở đào tạo cũng cần tuyển chọn và đào tạo về kiểm huấn cho các nhân viên, cán bộ tại cơ sở thực tập. Việc này sẽ giúp giảm bớt áp lực công việc cho các cán bộ phụ trách thực tập (sinh viên có thể thực hiện việc kiểm huấn tại cơ sở thực tập (on-site supervision) thay vì quay về trường), đồng thời nâng cao năng lực cho các đơn vị thực tập. Công tác đào tạo cần được thực hiện liên tục (hàng quý, hàng năm) để đảm bảo cập nhật các nội dung kiến thức và kỹ năng mới nhất cho các cán bộ tại cơ sở.

Trong trường hợp số lượng cán bộ phụ trách thực tập tại trường không đủ về số lượng và cán bộ tại cơ sử thực tập không đủ năng lực để thực hiện công tác kiểm huấn, các đơn vị đào tạo có thể ký hợp đồng ngắn hạn với những người có đủ năng lực để làm kiểm huấn viên cho sinh viên trong quá trình thực tập. Tránh tình trạng sử dụng những cán bộ không đủ năng lực vào công tác kiểm huấn, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới kết quả thực tập của sinh viên.

Thứ tư, xây dựng quy trình lượng giá sinh viên một cách chặt chẽ và khoa học. Quá trình thực tập chỉ thực sự có kết quả tốt nếu sinh viên nắm rõ được những yêu cầu cần phải đạt được trong quá trình thực tập, những nội dung gì sẽ được lượng giá. Quy trình lượng giá sinh viên cần có sự tham gia của các bên khác nhau để đảm bảo tính minh bạch và toàn diện, ví dụ bao gồm việc tự đánh giá của sinh viên, đánh giá từ người phụ trách tại cơ sở hoặc là kiểm huấn viên, đánh giá từ người phụ trách thực tập tại cơ sở đào tạo. Các nội dung lượng giá cần dựa theo tiêu chuẩn đầu ra của ngành, hoặc tham khảo thêm những nội dung đánh giá từ các chương trình thực tập CTXH tại các nước phát triển khác như Mỹ, Úc, Anh hoặc Singapore.

Bên cạnh việc lượng giá sinh viên thì các chương trình đào tạo thực tập cũng cần phải thực hiện việc đánh giá định kỳ chính chương trình của mình. Việc đánh giá sẽ giúp những cơ sở đào tạo thay đổi và hoàn thiện chương trình hơn, đáp ứng phù hợp với yêu cầu của các bên tham gia vào quá trình thực tập.

Thứ năm, hỗ trợ chế độ bảo hiểm y tế và các yếu tố đảm bảo an toàn cho sinh viên trong quá trình tham gia thực tập. Yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu, hay đảm bảo an toàn cá nhân là điều tối quan trọng đối với các chương trình đào tạo thông qua thực hành, thực tập tại các nước phát triển. Vì trong thời gian tham gia thực tập, việc di chuyển từ nơi ở của sinh viên tới địa điểm thực tập, hay di chuyển qua lại giữa nhà trường và cơ sở thực tập là điều tất yếu. An toàn giao thông là điều đáng quan ngại hiện nay tại Việt Nam, đặc biệt tại các thành phố lớn. Do đó, trong quá trình thực tập, nhà trường cần hỗ trợ sinh viên hoặc đạt được những thỏa thuận giữa 2 bên trong việc cung cấp chế độ bảo hiểm ý tế hoặc bảo hiểm thân thể đề phòng những trường hợp tai nạn hoặc những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Đồng thời sinh viên cần được cung cấp những thông tin cần thiết về việc đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình trong suốt quá trình tham gia thực tập.

Download toàn bộ bài viết TẠI ĐÂY

comment No comments yet

You can be first to leave a comment

mode_editLeave a response

Your e-mail address will not be published. Also other data will not be shared with third person. Required fields marked as *

menu
menu