Giới thiệu mô hình công tác xã hội học đường của Mỹ

Giới thiệu mô hình công tác xã hội học đường của Mỹ

Mỹ có những quy định nghiêm ngặt đối với nhận diện nhân viên CTXH học đường. Nhân viên CTXH học đường trước hết cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung về chuyên môn, về quy điều đạo đức của một nhân viên CTXH theo quy định của Hiệp hội nhân viên CTXH Quốc gia. Bên cạnh đó, nhân viên CTXH học đường cần đạt những tiêu chuẩn đề ra trong Bộ tiêu chuẩn về nhân viên CTXH học đường của Hiệp hội CTXH quốc gia Hoa Kỳ 2012. Cụ thể là:

Về bằng cấp chuyên môn, nhân viên CTXH học đường được kì vọng nên có bằng Sau đại học về CTXH từ một chương trình được kiểm định bởi Hiệp hội giáo dục CTXH (the Council on Social Work Education – CSWE). Bằng Thạc sỹ được coi là tiêu chuẩn đầu vào cho vị trí nhân viên CTXH học đường. Nhân viên CTXH học đường sẽ được cấp phép hoặc chứng chỉ hành nghề bởi Ban hành nghề CTXH của Bang (NASW standards for school social work services, 2012).

Về vị trí nghề nghiệp, nhân viên CTXH học đường thường được thuê bởi trường học hay cơ quan có hợp đồng với trường để cung cấp dịch vụ hỗ trợ (Webber, 2013). Lương và mô tả nghề nghiệp của vị trí này thường tương thích với bằng cấp, kinh nghiệm và trách nhiệm của họ và phải đáp ứng những yêu cầu của cơ quan giáo dục địa phương. Mặc dù có những tên gọi khác nhằm chỉ nhân viên CTXH học đường, Hiệp hội CTXH khuyến cáo không nên dùng những tên gọi như: “điều phối gia đình – trường học/home–school coordinator,” “giáo viên vãng gia/visiting teacher,”…

Staff_with_students
Sự ra đời của CTXH học đường của Mỹ (school social work) được dựa trên một cơ sở pháp lý vững chắc. Đầu tiên phải kể đến Đạo luật “Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau” năm 2002 (the 2002 No Child Left Behind Act) đã nhận diện CTXH học đường là một loại hình dịch vụ cần thiết trong hệ thống giáo dục. Bên cạnh đó, Đạo luật “Giáo dục cho cá nhân khuyết tật” năm 2004 (The Individuals with Disabilities Education Act-IDEA) cũng xác định nhu cầu cần có dịch vụ CTXH học đường, đặc biệt đối với trẻ khuyết tật (NASW standards for school social work services, 2012).

Về vai trò của nhân viên CTXH học đường trong nhóm liên ngành, trong hệ thống trường học Mỹ, nhân viên CTXH học đường là một thành viên trong nhóm trợ giúp chuyên nghiệp. Các dịch vụ hỗ trợ học đường tại quốc gia này thường gồm có (1) Cán bộ tâm lý học đường, (2) Cán bộ tham vấn học đường, (3) Y tá, (4) Cán bộ cung cấp dịch vụ dựa vào cộng đồng, và (5) nhân viên CTXH học đường (Webber, 2013). Có thể thấy nhóm cung ứng dịch vụ hỗ trợ trong môi trường trường học rất đa dạng, với những chuyên ngành khác nhau, hỗ trợ học sinh tùy thuộc nhu cầu thực tế. Nhân viên CTXH học đường, vì thế cần hợp tác và liên kết với những cán bộ trợ giúp khác trong nhóm để thúc đẩy hiệu quả công việc tốt nhất.

Download full article HERE

Leave a response comment1 Response
  1. Theres Nguyễn
    Tháng Mười 13, 10:39 Theres Nguyễn

    I want to know more details about this isue

    reply Reply this comment
mode_editLeave a response

Your e-mail address will not be published. Also other data will not be shared with third person. Required fields marked as *

menu
menu