Công tác xã hội như một dạng cứu trợ mới

Công tác xã hội như một dạng cứu trợ mới

Công tác xã hội đã được xếp vào số các dạng hoạt động xã hội nhằm giúp cho con người, hỗ trợ họ trong khó khăn. Cũng như chính xã hội loài người, những dạng hoạt động xã hội này đã lỗi thời. Nếu không đề ra được các hình thức hỗ trợ kẻ yếu thì những sáng kiến cũng không thể hợp nhất thành cái chung, không thể tồn tại được.

Hoạt động tương tự như thế dựa vào các quan điểm đạo đức – tôn giáo và được thực hiện nhờ các biện pháp phổ cập đối với con người trong từng thời gian cụ thể. Thay thế cho “các quan hệ phân phát và tiền bạc” của xã hội sơ khai là của bố thí, là việc từ thiện (nhà thờ, nhà nước, tư nhân), chăm sóc truyền thống của công xã, chăm sóc theo quy định của nhà nước, cho người ốm yếu, què quặt và nghèo khó.

Những nguyên tắc của việc giúp đỡ này đã được xác định đầy đủ. Sự hỗ trợ là “của mình” (theo chính kiến tôn giáo, dân tộc, đẳng cấp, tập đoàn), nhưng không xa lạ. Trong từng trường hợp thấy có các biện pháp cưỡng chế tàn ác nhằm điều hoà số phận của người nghèo như: đầy ải, trừng phạt bằng roi vọt, giá treo cổ (một vài đạo luật về người nghèo được coi là “đẫm máu” trong lịch sử ). Mối liên hệ giữa người cho và người nhận được coi là hữu cơ, quan hệ được xây dựng trên cơ sở phong tục, truyền thống chứ không phải trên cơ sở luật pháp. Những người được giúp đỡ thì được ở vị trí của kẻ yếu đuối, thương tật và phụ thuộc. Họ buộc phải nhận sự lạc quyên và phải cám ơn người đã cho mình. Cũng cần thấy tính độc đoán và tính tự nguyện trong môi trường này; những người phân phối của bố thí, tổ chức việc từ thiện đều hoạt động theo cách lựa chọn riêng để xác định xem ai là người cần được sự giúp đỡ và bỏ qua nhu cầu của ai.

Sự xuất hiện và củng cố công tác xã hội có liên quan đến hàng loạt các quá trình được hình thành do dần dần xoá bỏ các nét truyền thống trong xã hội. Đó là sự giải phóng tư tưởng trong đời thường, giải phóng tâm lý xã hội, đào tạo chăm sóc về mọi mặt cho hoạt động sống. Tôn giáo không biến mất, nhưng không còn là bao quát nữa, nó đã chiếm một chỗ nhất định trong các quy chế xã hội.

Đó là cuộc cách mạng của cá nhân; nếu con người của xã hội truyền thống trở thành người trong tập đoàn, nghĩa là có kiến thức, có khả năng hoạt động và nhận một sự giúp đỡ nào đó chỉ do áp lực (và với mức độ) của sự tuỳ thuộc vào công xã thành phố hoặc nông thôn, nhà thờ, phân xưởng thủ công, thì giờ đây nó “được tách rời ra” khỏi cộng đồng này và trở thành một cá thể. Chính cá thể này có ý nghĩa, chứ không phải do nó là một phần của sự toàn vẹn. Cảm giác này có thể trở thành bi kịch “Chủ nghĩa nhân đạo bi kịch” của Sêc-spia ở một mức độ đáng kể dựa vào điểm, người ta nhìn thấy “thời gian trật khỏi khớp”, gián đoạn các mối quan hệ và họ phải chịu đói rét và sống nghèo khổ như “ Chú Tom đáng thương”- một con người trần trụi trên mảnh đất trơ trụi. Mặt khác, con người đã học được tính tự hào vì điều, anh ta “tự mình”, bằng giá trị của mình- chỉ có trách nhiệm đối với những công lao của bản thân, chứ không vì các bậc tiền bối danh tiếng, không vì chức tước cao sang.

Đã bao thế kỷ, những khái niệm về sự lầm lỗi của những vui chơi trên dương thế đã bị loại trừ. Việc chuyển từ một xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại hóa đã đặt cơ sở ban đầu cho một quá trình mà một trong những biểu hiện rõ ràng hơn cả của cơ sở này trong thế kỷ XX là hiện tượng “Cách mạng tâm lý học” đã khẳng định quyền hạn của các cá thể như nam giới, phụ nữ và trẻ em đối với hạnh phúc và sự phát triển.

Trước tiên toàn bộ tư tưởng về cứu tế xã hội đã được xây dựng trên quan điểm về ưu đãi và đặc quyền. Khái niệm về ưu đãi xuất phát từ khái niệm: mọi người mang trong mình một gánh nặng trách nhiệm và chỉ có một số người trong đó dễ dàng thực hiện (từ ngữ “ưu đãi” bắt nguồn từ một từ cổ là “legota” – nghĩa là làm nhẹ đi). Khái niệm về đặc quyền đặc lợi xuất phát từ khái niệm, mọi ngưòi đều không có quyền và nhỏ bé, chỉ có một số được trời phú cho một vài ưu điểm. Cả trong trường hợp thứ nhất và trường hợp thứ hai chỉ có những người tự nguyện là tuyệt đối được ngoại trừ khỏi tình hình chung, họ không được biện hộ bằng bất kỳ một quy luật tự nhiên nào, mà chỉ bằng sự tùy tiện của con người.

Trong thời gian của thế kỷ XIX-XX ngày càng phổ biến các khái niệm về nhân đạo, dân chủ, quân bình chủ nghĩa; Khi ra đời không ai có đặc quyền đặc lợi gì. Ngay ở thế kỷ XVIII tư tưởng cách mạng này đã phản ánh trong một tuyên ngôn nổi tiếng: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng trước chúa và có quyền hạn như nhau”. Nhưng thế kỷ đấu tranh chống một xã hội vô quyền và đặc quyền đối với những người đựơc lựa chọn, đòi hỏi những nỗ lực lớn lao và những hy sinh không nhỏ không chỉ dẫn đến việc khẳng định sự hiểu biết về những quyền hạn của con người, mà còn dẫn đến thừa nhận sự hợp pháp của chúng trong văn bản của các tài liệu của những tổ chức quốc tế có uy tín. Chúng được cố định trong tuyên bố chúng về quyền hạn của con người (1948), trong Công ước quốc tế về các quyền văn hoá – xã hội và kinh tế (1966, có hiệu lực đối với nước Nga năm 1976).

Theo những nguyên tắc do Cương lĩnh của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố, việc thừa nhận những ưu điểm sẵn có của mọi thành viên trong gia đình nhân loại, thừa nhận các quyền bình đẳng và không thể tước đoạt của họ là cơ sở của tự do, chính nghĩa của toàn thế giới. Theo tuyên bố chung về quyền con người, lý tưởng của cá nhân con người không phụ thuộc vào sự sợ hãi và nhu cầu- chỉ có thể được thực hiện nếu sẽ có những điều kiện để mỗi người trong đó có thể vận dụng các quyền văn hoá – xã hội và kinh tế của mình, mà trong đó các quốc gia thành viên của LHQ có trách nhiệm khích lệ sự tôn trọng chung và theo đúng các quyền tự do của con người, và từng người phải có trách nhiệm đối với những người khác và đối với tập thể mà mình là thành viên, phải đạt tới sự khích lệ và thực hiện những quyền mà cộng đồng thế giới công nhận.

Các quyền văn hoá, xã hội và kinh tế của con người được dẫn giải như sự củng cố về mặt luật pháp các quyền tự do cơ bản và những điều kiện sống của con người, cho phép mỗi người phát triển một cách tự do bản chất con người của mình, sống với những người thân bằng quan hệ con người và không cố tình vi phạm lợi ích vật chất của mình (Quyền con người. Từ điển tham khảo về công tác xã hội.1997).
Quan điểm về quyền con người ghi trong các tài liệu chính được thể hiện như sau:

Các quyền con người nói chung. Chúng cần được thực hiện mà không có bất kỳ một sự phân biệt đối xử nào, như đối với chủng tộc, màu da, giới tính, tiếng nói, tôn giáo, chính kiến, nguồn gốc xã hội và dân tộc, tài sản, sự ra đời hoặc một tình huống nào khác. Mọi người đều có một khối lượng và danh mục quyền hạn bằng nhau.

Những quyền con người bẩm sinh. Các cá thể có được các quyền này không phải do nguồn gốc đạt yêu cầu, không phải do ưu điểm về dân tộc hoặc về vật chất, mà do yếu tố họ xuất hiện trên đời trong một xã hội và một quốc gia thừa nhận các quyền đó là quyền cơ bản.

Những quyền con người không thể tách rời. Không ai và không thể bằng cách nào để lấn át quyền con người trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội. Không ai có thể tước đi quyền đó ở một cá thể và ngược lại.

Các quyền con người là toàn vẹn. Việc lấn át một quyền hạn nào đó hoặc bỏ qua nó có thể dẫn đến vi phạm khả năng sử dụng các quyền hạn khác hoặc toàn bộ tập hợp các quyền con người. Thí dụ: lấn át quyền “đạt mức cao nhất về sức khỏe tinh thần và thể lực” có thể o bế khả năng thực hiện mỗi một trong số các quyền hạn còn lại.

Một tập hợp các quyền kinh tế, văn hoá và xã hội bao gồm: quyền lao động bao gồm quyền của mỗi người được có khả năng kiếm sống cho bản thân bằng lao động, và tự do lựa chọn hoặc thoả thuận loại lao động, đó còn là tiền lương thoả đáng, khen thưởng do lao động công bằng không phân biệt, nói riêng của người phụ nữ cần được đảm bảo điều kiện lao động đúng đắn và dễ chịu, kể cả việc khen thưởng bảo đảm cho mọi người lao động điều kiện sống thoả đáng cho họ và gia đình họ, kể cả điều kiện lao động đáp ứng được yêu cầu về an toàn và vệ sinh, nghỉ ngơi và giải trí, và hạn chế một cách khoa học thời gian lao động, nghỉ phép vẫn trả lương.

Quyền của mỗi người đối với bảo trợ xã hội, kể cả bảo hiểm xã hội. Đối với gia đình là một bộ phận tự nhiên, chủ yếu của xã hội, cần có sự bảo hộ và giúp đỡ rộng rãi nhất theo khả năng.
Các bà mẹ cần được bảo hộ đặc biệt trong thời gian hợp lý trước và sau khi đẻ. Cần áp dụng các biện pháp bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt đối với tất cả các trẻ em và thiếu niên mà không có sự phân biệt đối xử nào: trẻ em và thiếu niên cần được bảo vệ để khỏi bị bóc lột về kinh tế và xã hội, khỏi phải lao động trong ngành độc hại đối với sức khoẻ và nhân phẩm, hoặc nguy hiểm đến tính mạng hay có thể làm tổn hại cho sự phát triển bình thường của các em. Nếu làm sai thì cần xử lý theo pháp luật.

Quyền của mỗi người được hưởng mức sống đầy đủ cho bản thân và cho gia đình- bao gồm ăn uống đầy đủ, quần áo và nhà ở, và không ngừng cải thiện điều kiện sống.

Quyền của mỗi người được thoát nạn đói.

Quyền của mỗi người đạt mức cao nhất về sức khoẻ tinh thần và thể lực bao gồm việc tạo điều kiện bảo đảm việc phục vụ y tế và chăm sóc y tế trường hợp đau ốm cho mọi người.

Quyền mỗi người được đào tạo nhằm phát triển đầy đủ cá nhân con người và tăng cường tồn trọng các quyền của con người và tự do cơ bản của họ. Đạt mức đào tạo đại học như nhau cho tất cả mọi người trên cơ sở năng lực của mỗi người. Cần tôn trọng tự do của phụ huynh và những người đỡ đầu hợp pháp để lựa chọn cho các con em của mình không những chỉ các trường nhà nước, mà còn cả những trường khác đáp ứng tối thiểu các yêu cầu về đào tạo mà nhà nước có thể quy định hoặc xét duyệt.

Quyền tham gia sinh hoạt văn hoá

Quyền sử dụng các kết quả tiến bộ khoa học và áp dụng vào thực tiễn.

Tôn trọng tự do cần thiết cho các nghiên cứu khoa học và hoạt động sáng tạo. Trong những tài liệu khác cũng cố định sự thừa nhận quyền con người về nhà ở và khẳng định sự bất khả xâm phạm của nó.
Nếu ta tổng hợp danh mục các quyền hạn thực sự, ta có thể nên kết luận là: toàn bộ tập hợp danh mục đó bảo đảm cho các cá nhân khả năng hoạt động xã hội để có thể sống một cuộc sống có giá trị trong xã hội, có khả năng phát triển và tự lo liệu. Tuy nhiên việc thừa nhận chung những quyền hạn này hoặc đưa chúng vào những tiêu chuẩn luật pháp nhà nước vẫn chưa đảm bảo cho khả năng hiện thực nhằm sử dụng những quyền hạn đó cho một cá nhân. Thí dụ như ở nước Nga hiện có một cơ sở luật pháp khá hiện đại trong lĩnh vực đào tạo (Các đạo luật Liên bang năm 1996 “về đào tạo”, “Đào tạo đại học và sau đại học”.v.v.). Hơn nữa, hàng năm có hàng trăm nghìn trẻ em và thiếu niên, thanh niên nam nữ bị xâm phạm quyền hạn này, và buộc lòng phải rời bỏ nhà trường và thậm chí chưa nhận một sự đào tạo trung học tối thiểu nào, và do nhiều nguyên nhân gây nên.

2660486248_eb70f3d6e0

Thứ nhất, là sự thiếu mạch lạc của các diễn đạt pháp lý tạo ra những lỗ hổng trong pháp luật, cho phép những người không có lương tri giải thích một cách tùy tiện các điều luật và loại trừ ra khỏi trường học các thiếu niên không có một trình độ học lực cần thiết nào, không có khả năng tiếp nhận một sự đào tạo nghề nghiệp đầy đủ nào, không có một chút may mắn nào để tìm cho mình một công việc xứng đáng. Hoàn toàn không phải tất cả các phụ huynh đều nắm được luật pháp và biết vận dụng luật pháp. Thứ hai, là các khó khăn về kinh tế của gia đình và các xung đột ở nhà, tác phong vô trách nhiệm của cha mẹ đã buộc nhiều trẻ em và thiếu niên bỏ học để kiếm sống.

Trẻ em có học tập tốt ở trường hay không, là điều rất phụ thuộc vào tình hình văn hoá xã hội và tài sản của cha mẹ, phụ thuộc vào khả năng hoặc không có khả năng quan tâm đến trẻ em của họ, và cuối cùng là gia đình này sống ở đâu. Tất nhiên thì ở thành phố lớn thì trong gia đình có nhiều khả năng bảo đảm việc phát triển cho trẻ em hơn so với gia đình ở làng quê xa xôi. Cuối cùng mức độ sức khoẻ về tinh thần và thể lực của trẻ em và cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phổ cập giáo dục; rõ ràng, các trẻ em tàn tật, ngay cả các em có tiềm năng trí lực đáng kể cũng khó mà có được mức giáo dục trung học chất lượng cao, và sau đó có tham vọng đạt được mức giáo dục đại học như các trẻ em khoẻ mạnh.

Trong tất cả các trường hợp nêu trên (và còn nhiều trường hợp chưa nêu) trẻ em và cha mẹ cần được sự hỗ trợ của những người giúp việc có trình độ để vận dụng được những quyền hạn đã nêu trong luật pháp. Công tác xã hội đúng là một cơ chế xã hội cần thiết để chuyển các quyền hạn đã được công bố thành hiện thực. Người cán bộ xã hội có thể phát hiện ra sự hiện diện của tình huống khó khăn trong cuộc sống, giúp đỡ cho một gia đình hoặc cá nhân lưu ý đến các nguồn lực của xã hội để từ đó nhận được sự hỗ trợ, tác động trong nghiên cứu và thực hiện kế hoạch giải quyết khó khăn. ý nghĩa của công tác xã hội là sự bù trừ những thiệt hại về mặt xã hội, tạo ra những khả năng của các cá nhân, các gia đình, các nhóm công việc sử dụng các quyền xã hội của mình.

Xuất phát từ điều nêu trên, ta có thể nêu kết luận: ý nghĩa của công tác xã hội là hoạt động nhằm giúp đỡ cho các cá nhân, các gia đình, các nhóm việc thực hiện các quyền xã hội của họ và bù trừ những khuyết tật về thể lực, tinh thần, trí lực và xã hội .v.v. đã cản trở hoạt động xã hội toàn diện.

Hoạt động này có thể là hoạt động nghề nghiệp, tự nguyện. Tuy nhiên trong toàn bộ hoạt động của phong trào tình nguyện, tuỳ theo mức độ phát triển quy chế của công tác xã hội, mức độ đào tạo của cán bộ hoặc chiều sâu chuyên khoa hoá của các cơ quan sẽ không thể tăng lên.

Có thể xác định nội dung công tác xã hội như một dạng hoạt động nghề nghiệp chuyên hoá, là sự hỗ trợ của nhà nước và không của nhà nước cho con người nhằm bảo đảm mức độ văn hoá, xã hội và vật chất cho cuộc sống của họ, là sự giúp đỡ của cá nhân cho con người cho gia đình hoặc một nhóm người(1).

Công tác xã hội – là một quy chế xã hội tổng hợp: những người mang quy chế đó giúp đỡ cho mọi cá nhân không phụ thuộc vào tình trạng xã hội, vào dân tộc, vào tôn giáo, mầu da, giới tính, tuổi tác và những điều kiện khác. Có một tiêu chuẩn thống nhất trong vấn đề này là nhu cầu về sự giúp đỡ và không đủ sức để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.

Mặc dù trong số những người làm công tác xã hội, có không ít những người có nhược điểm này hay nhược điểm khác, nhưng chính quy chế của công tác xã hội có đặc điểm trong sáng và là đặc trưng của một xã hội dân sự. Vì thế, bên cạnh những mệnh lệnh đạo đức- tập tục rất có ảnh hưởng, hoạt động của người cán bộ xã hội cũng được điều hoà nhờ có luật pháp của nhà nước.

Khác với những hình thức hỗ trợ xã hội khác, công tác xã hội là một tác động qua lại hai phía. Người cán bộ dịch vụ xã hội, bác sĩ nội khoa xã hội, chuyên gia ngành khác nhất thiết phải dựa vào nguồn lực của chính khách hàng, tổ chức và thuyết phục họ để giải quyết vấn đề riêng của họ.

Tính tích cực của khách hàng xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền của họ. Con người, gia đình hoặc nhóm người đang trong tình trạng cuộc sống khó khăn thì có quyền tìm kiếm sự giúp đỡ dự dịnh dành cho họ. Họ có thể lựa chọn từ các phương án hiện có một hình thức hỗ trợ mà họ thừa nhận là dễ chấp thuận hơn cả đối với bản thân, mặc dù là có thể, nhưng người cán bộ xã hội vẫn sẽ cho rằng, một hình thức giúp đỡ khác sẽ hợp hơn với họ.

Ngoài ra chỉ khi được sự đồng ý của họ thì mới can thiệp vào đời tư của cá nhân và gia đình, trừ các trường hợp do luật định khi cần bảo vệ những người đang bị nguy hiểm, thí dụ các trẻ em bị đối xử tàn nhẫn và xem thường.

Không ai và không một tình huống nào bị bỏ sót không được giúp đỡ với lý do, người đó từ chối đề nghị giúp đỡ, hoặc người đó đã được giúp đỡ, và đó là không có lợi.

Đạo đức của công tác xã hội đòi hỏi người cán bộ phải tránh “đe doạ” khách hàng, gắn cho họ nhãn hiệu “vô hy vọng”, “không chữa được”…

Nếu ta phân tích từ ngữ của các bài báo, các cuốn sách và các bài phát biểu về cứu tế xã hội, thì có thể nhận định rằng: cùng với công tác xã hội, ban đầu chủ yếu nêu các khái niệm như: “bảo trợ xã hội”, “bảo vệ xã hội” đều có liên quan đến môi trường xã hội, nhưng lại có cơ sở lôgic khác. Dần dần, từ ngữ “phục vụ xã hội” nằm trong một mặt phẳng lôgic cùng với khái niệm “công tác xã hội” nhưng lại khác về nội dung.
Phục vụ xã hội là một hoạt động của các ngành dịch vụ xã hội, về hỗ trợ xã hội, làm dịch vụ sinh hoạt xã hội, y tế xã hội, sư phạm tâm lý học, pháp luật -xã hội và giúp đỡ vật chất, tiến hành thích nghi xã hội và phục hồi chức năng cho các công dân đang trong tình cảnh đời sống khó khăn “(Luật của Liên bang “về cơ sở phục vụ xã hội cho nhân dân ở Liên bang Nga” số 195- vào ngày 10/12/1995). Một mặt, việc thông qua từ ngữ này đề cao mức độ hiểu biết sâu sắc về thực chất của vấn đề, thứ nhất đã chứng tỏ cách nhìn thích hợp với xã hội dân sự, mà trong đó toàn bộ hoạt động của các cá nhân trong xã hội được coi như là sự trao đổi dịch vụ hàng hoá. Mặt khác, cách này làm tăng vai trò chủ quan của khách hàng công tác xã hội; khách hàng không những chỉ có quyền trong việc tiếp nhận hoặc không tiếp nhận công tác xã hội, mà để sử dụng dịch vụ xã hội họ còn cần nhận thức được sự hiện diện của dịch vụ này và đánh giá được nhu cầu của bản thân mình đối với dịch vụ đó.

Đồng thời ta thấy rõ nội dung của các khái niệm “công tác xã hội” và “phục vụ xã hội” có phần nào trùng hợp nhau, nhưng không có cơ sở để coi đó là những tên gọi khác nhau cho cùng một loại hoạt động. Công tác xã hội bao gồm cả sự phục vụ xã hội, nhưng lại không choán hết ý nghĩa của nó. Khối lượng khái niệm “phục vụ xã hội” trước hết có liên quan đến các phần của công tác xã hội đảm bảo sự sống còn của các cá thể, các gia đình và các nhóm người trong những tình huống đời sống đặc biệt. Người ta thực hiện việc hỗ trợ trong các tình huống gay cấn và theo khả năng đưa ra khỏi sự khủng hoảng. Việc thực hiện đầy đủ các quyền xã hội của khách hàng không phải là mục đích trực tiếp của loại hoạt động xã hội này, mặc dù rõ ràng ở một mức độ nhất định nó là kết quả của việc thực hiện. Việc thực hiện quyền hưởng hạnh phúc và tự phát triển, quyền hoạt động xã hội và đầy đủ có liên quan đến thực chất của công tác xã hội, và chỉ phần nào nằm trong cơ sở của phục vụ xã hội.

Ghi chú:
1
Barker R. Từ điển công tác xã hội /dịch từ tiếng Anh M. 1995

Đây là phần đầu của chương II trong cuốn sách “Công tác xã hội” bằng tiếng Nga do nhà xuất bản Matxcova phát hành năm 1999.

Theo socialwork.vn

comment No comments yet

You can be first to leave a comment

mode_editLeave a response

Your e-mail address will not be published. Also other data will not be shared with third person. Required fields marked as *

menu
menu