TIÊU CHUẨN NASW về Hoạt động Công tác Xã hội trong Phúc lợi Trẻ em

TIÊU CHUẨN NASW về Hoạt động Công tác Xã hội trong Phúc lợi Trẻ em

Bối cảnh

Hệ thống phúc lợi trẻ em phục vụ những trẻ em và gia đình dễ bị tổn thương và gặp khó khăn nhất của đất nước. Mục tiêu của các dịch vụ phúc lợi trẻ em là cung cấp một chuỗi những dịch vụ phòng ngừa và can thiệp cho trẻ em và gia đình các em, đặc biệt là những trẻ em đã hoặc có nguy cơ bị lạm dụng hoặc bỏ rơi; trẻ em với những nhu cầu đặc biệt về y tế hoặc nhu cầu sức khỏe tâm thần; trẻ em phạm tội; và những trẻ em không có người lớn chăm sóc. Một số chuyên gia đã gọi “hệ thống” này đơn thuần chỉ là sự pha trộn của những chương trình với những nỗ lực nhằm ngăn chặn tình trạng sống ngoài gia đình; đoàn tụ gia đình và cung cấp sự chăm sóc dài hạn và những giải pháp cho những gia đình có nhu cầu. Bất chấp nó có đặc điểm thế nào đi chăng nữa, hệ thống phúc lợi trẻ em vẫn được thiết kế để hỗ trợ các gia đình và để bảo vệ trẻ em khỏi tổn hại.

Trong lịch sử, những nhân viên công tác xã hội đóng một vai trò chủ đạo trong hệ thống phúc lợi trẻ em bằng cách bảo vệ trẻ em khỏi tổn hại và hỗ trợ những gia đình có nhu cầu. Trên thực tế, ngành công tác xã hội chắc chắn được bắt nguồn từ truyền thống cải cách xã hội, nhiều trong số đó hướng tới làm giảm những vấn đề về trẻ em trong xã hội hậu công nghiệp. Những tổ chức tình nguyện và các dịch vụ của chính phủ dành cho trẻ em được tạo ra bởi những công dân quan tâm và những cán bộ công chức trong hơn 70 năm qua.

Hiệp hội Nhân viên Công tác Xã hộiQuốc gia(NASW) đi đầu trong lĩnh vực phát triển các phương pháp thực hành tốt nhất cho nhân viên công tác xã hội trong mảng phúc lợi trẻ em. Bộ Tiêu chuẩn NASW về Hành nghề Công tác Xã hội trong Bảo vệ Trẻ em (NASW, 1981) đáp ứng nỗ lực ban đầu để định hình hóa những tiêu chuẩn trong lĩnh vực hoạt động quan trọng và phát triển liên tục này. Bởi vì, điều cần thiết là những tiêu chuẩn này phản ánh và thúc đẩy việc hành nghề công tác xã hội lành mạnh, nên chúng đã được chỉnh sửa và mở rộng ra ngoài lĩnh vực bảo vệ trẻ em để phản ánh những hoạt động đang biến đổi và các chính sách cho việc hành nghề công tác xã hội trong nhiều cơ sở phúc lợi trẻ em. Những tiêu chuẩn này có thể được coi là công cụ cơ bản cho hành nghề công tác xã hội trong phúc lợi trẻ em và nó có thể bao gồm sự gìn giữ và hỗ trợ gia đình, chăm sóc ngoài gia đình, chăm sóc nhận nuôi tạm thời, chăm sóc người thân, nhà ở theo nhóm, nhận con nuôi, sống độc lập, trông giữ trẻ em ban ngày, mang thai ở tuổi vị thành niên và các dịch vụ nuôi dạy con cái, bệnh viện và những cơ sở phi truyền thống như các cơ sở tôn giáo.Kể từ khi các tiêu chuẩn bảo vệ trẻ em NASW được xuất bản vào năm 1981, đã có nhiều thay đổi sâu sắc trong hệ thống phúc lợi trẻ em. Đa phần trong số này bị tác động, phần nào đó, bởi những ca tử vong trẻ em gây chú ý và hệ thống nhận nuôi tạm thời bị quá tải, dẫn đến việc quan tâm nhiều hơn vào nhu cầu của những trẻ em dễ bị tổn thương này. Đồng thời, có nhiều điều chỉnh quan trọng trong luật và chính sách, đặc biệt là việc thông qua Đạo luật Nhận nuôi và Gia đình An toàn vào năm1997 (ASFA). ASFA tập trung vào sự an toàn, ổn định, sức khỏe của trẻ trong hệ thống phúc lợi trẻ em, ví dụ liên kết tài trợ nhiều hơn cho hoạt động của tổ chức và quy định khung thời gian trong các trường hợp chăm sóc ngoài gia đình.

Việc thực hiện Đạo luật ASFA có ý nghĩa sâu sắc đối với việc hành nghề công tác xã hội vì việc cung cấp các dịch vụ này đã trở nên có kết quả hơn với việc tập trung vào các nhân viên và những người giám sát, những người có những giá trị, kiến thức, năng lực văn hóa, và các kỹ năng cần thiết để hỗ trợ các gia đình mà họ đảm nhận. Luật này đặt ra hướng dẫn và khung thời gian cụ thể đối với việc chuyển trẻ em từ trạng thái không ổn định, không ở cùng gia đình sang gia đình ổn định và yêu thương.

Thập kỷ tiếp theo mở ra, một loạt các nhân tố kinh tế, xã hội, chính trị sẽ ảnh hưởng tới hệ thống phúc lợi trẻ em và số lượng trẻ em cần được nhận nuôi và các loại hình dịch vụ hỗ trợ khác. Những thế lực này dường như thách thức những chính sách và hoạt động hiện thời, và đặt ra những nhu cầu lớn hơn đối với hệ thống phúc lợi trẻ em nhằm đáp ứng những nhu cầu trẻ được nuôi ngày càng tăng, những đứa trẻ không thể đoàn tụ với gia đình mà chúng được sinh ra, một số lượng không cân xứng là trẻ em da màu. Những chính sách công cần phải hướng đến số lượng trẻ em ngày càng tăng của hệ thống phúc lợi trẻ em, một hiện tượng thực sự đáng lo ngại.

Untitled (1)
Các Vấn đề về Lực lượng Lao động

Những người hành nghề và các nhà nghiên cứu liên tục gặp thách thức bởi những khó khăn mà các ban ngành đối mặt trong việc tuyển dụng và giữ chân lực lượng lao động phúc lợi trẻ em có năng lực. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các bằng cấp về công tác xã hội là phù hợp nhất đối với lĩnh vực hoạt động này. (Liên minh Phúc lợi Trẻ em Mỹ, 2003b). Người ta thấy rằng lực lượng lao động được đào tạo về công tác xã hội có liên quan trực tiếp tới những kết quả tốt hơn đối với trẻ em và gia đình và giảm việc thay thế người làm trong các cơ sở phúc lợi trẻ em.

Khi đất nước phải vật lộn với những khủng khoảng triền miên trong hệ thống phúc lợi trẻ em công cộng, các tiểu bang đang dần chuyển sang thực hiện những chiến lược tuyển dụng và giữ chân nhằm tăng số lượng nhân viên công tác xã hội có chứng nhận BSW và MSW làm việc trong những hệ thống này. Những nỗ lực để đạt được các mục tiêu này bao gồm việc xóa nợ, tằng cường các cơ hội đào tạo, chủ lao động chi trả phí gia hạn giấy phép và cho việc giáo dục thường xuyên, các hoạt động giám sát được cải thiện (Cyphers, 2001). Thêm vào đó, những năm qua đã chứng kiến sự hỗ trợ liên tục cho các đối tác gây quỹ liên bang giữa các trường đào tạo công tác xã hội và các hệ thống phúc lợi trẻ em công cộng để hỗ trợ tái chuyên nghiệp hóa lực lượng lao động này.

Các Định nghĩa

Phúc lợi Trẻ em

Phúc lợi trẻ em bao gồm các chương trình và chính sách hướng tới bảo vệ, chăm sóc và phát triển lành mạnh cho trẻ em. Trong chính sách quốc gia và các khung tài trợ của quốc gia, tiểu bang và địa phương, các đối tượng trẻ em dễ bị tổn thương và gia đình chúng sẽ được cung cấp các dịch vụ phúc lợi trẻ em bởi các tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận với mục tiêu cải thiện những hoàn cảnh có thể gây nguy hiểm cho trẻ em và gia đình chúng; củng cố và hỗ trợ các gia đình để họ có thể chăm sóc con cái một cách thành công; bảo vệ trẻ em khỏi bị lạm dụng và bỏ rơi trong tương lai; giải quyết các vấn đề về cảm xúc, hành vi và sức khỏe của trẻ em; và khi cần thiết, đưa trẻ vào sống ở các gia đình ổn định thông qua việc nhận con nuôi và giám hộ (Liederman, 1995)

Chăm sóc Ngoài gia đình

Chăm sóc ngoài gia đình là một loạt các dịch vụ, bao gồm chăm sóc bảo trợ gia đình, chăm sóc bởi họ hàng, chăm sóc tổ dân cư cho những trẻ em đã được tiểu bang giám hộ, và những trẻ em có cần được thu xếp sống xa bố mẹ đẻ (Liên minh Phúc lợi Trẻ em Mỹ, 2003b)

Kế hoạch Ổn định

Đây là một nguyên tắc hướng dẫn thực hành phúc lợi trẻ em nhằm hạn chế sự áp đặt và dành thời gian vào việc chăm sóc ngoài gia đình. Nó cũng bao gồm một loạt những dịch vụ công tác xã hội và các nỗ lực pháp lý hướng tới đảm bảo an toàn, nuôi dưỡng và những gia đình suốt đời cho trẻ em. (Liên minh Phúc lợi Trẻ em Mỹ, 2003b)

Lưu ý: các thuật ngữ “nhân viên công tác xã hội” và “nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em” sẽ được dùng thay thế nhau trong cả tài liệu này.

Các Tiêu chuẩn Hoạt động Chuyên nghiệp

Tiêu chuẩn 1. Giá trị và Quy tắc Đạo đức

Nhân viên công tác xã hội trong mảng phúc lợi trẻ em sẽ thực hiện một cam kết với các giá trị và các quy tắc đạo đức của ngành công tác xã hội, nhấn mạnh việc trao quyền và quyền tự quyết của khách hàng, và sử dụng Bộ Quy tắc Đạo đức NASW (1999) như một hướng dẫn để đưa ra các quyết định đạo đức.

Diễn giải

Quy tắc đạo đức NASW đưa ra những trách nhiệm đạo đức cho tất cả các nhân viên công tác xã hội, đối với bản thân họ, khách hàng, đồng nghiệp, nhân viên, các tổ chức sử dụng lao động, nghề công tác xã hội và xã hội. Việc chấp nhận những trách nhiệm này sẽ chỉ dẫn và tăng cường năng lực thực hành công tác xã hội trong tất cả các nhiệm vụ và hoạt động phúc lợi trẻ em. Là một thành tố không thể tách rời của hệ thống phúc lợi trẻ em, các nhân viên công tác xã hội phải chịu trách nhiệm nắm rõ và tuân thủ, các quy định pháp chế và chính sách của liên bang, tiểu bang và địa phương. Những hướng dẫn và quy định pháp lý cũng như những hoạt động hành chính có thể mâu thuẫn với các lợi ích tốt nhất của trẻ em và/hoặc gia đình. Trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn, các nhân viên công tác xã hội được hướng dẫn sử dụng Quy tắc Đạo đức NASW (1999) như một công cụ trong quá trình ra quyết định.

Tiêu chuẩn 2. Trình độ Chuyên môn

Tất cả các nhân viên công tác xã hội hoạt động trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em phải có bằng BSW hoặc MSW từ một trường đào tạo ngành công tác xã hội được chứng nhận.

Diễn giải

Những yêu cầu về kiến thức được coi là nền tảng cơ bản để hành nghề công tác xã hội. Những yêu cầu này được đáp ứng bằng việc hoàn thành các chương trình NSW và MSW trong trường cao đẳng và đại học được chính thức công nhận bởi Hội đồng Giáo dục Công tác Xã hội(CSWE). Chương trình phải bao gồm kiến thức về lịch sử và quá trình phát triển của ngành công tác xã hội, trong đó có phúc lợi trẻ em. Hơn nữa, những nhân viên công tác xã hội trong phúc lợi trẻ em cần có năng lực đã được chứng minh để áp dụng kiến thức này trong việc can thiệp mang tính xây dựng cho gia đình, các hệ thống tổ chức và xã hội. Những can thiệp này sẽ hỗ trợ trẻ em và gia đình trong việc nhận biết những nhu cầu và những khó khăn rõ ràng nhằm phòng ngừa những nguy hại đối với trẻ em và tăng lên tối đa những cơ hội của gia đình đối với hoạt động chức năng và sự ổn định tích cực.

Hiện tại, những yêu cầu về việc tuyển dụng nhân viên công tác xã hội trong phúc lợi trẻ em đang thay đổi. Ở một số cơ quan, chỉ những người có bằng MSW mới được tuyển; ở những cơ quan khác, không cần bằng BSW đã đủ điều kiện tiên quyết để hành nghề. Phúc lợi trẻ em yêu cầu có kiến thức và kỹ năng trong đánh giá, gắn bó/ cam kết tích cực, can thiệp, sử dụng thẩm quyền và năng lực chuyên môn giỏi để đàm phán và quản lý những nguồn lực cộng đồng thích hợp.

Tiêu chuẩn 3. Giáo dục Thường xuyên

Nhân viên công tác xã hội chịu trách nhiệm việc phát triển nghề nghiệp thường xuyên phù hợp với Những Tiêu chuẩn NASW về Giáo dục Thường xuyên (2002) và những yêu cầu cấp phép của liên bang.

Diễn giải

Giáo dục thường xuyên là một hoạt động cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ công tác xã hội cho khách hàng. Bằng việc tham gia thường xuyên vào những cơ hội giáo dục cao hơn bằng cấp chuyên môn cơ bản đầu vào, các nhân viên công tác xã hội có thể duy trì và tăng cường sự chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ. Tiếp thu những kiến thức mới, trau chuốt chọn lọc những kỹ năng, nâng cao thái độ chuyên nghiệp, thì đời sống khách hàng hưởng dịch vụ sẽ được cải thiện. Nhân viên công tác xã hội hành nghề trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em sẽ phải bắt kịp những kiến thức và hiểu biết căn bản về nghề công tác xã hội, đặc biệt liên quan đến những kết quả và gợi ý từ kết quả nghiên cứu về những hoạt động can thiệp hiệu quả nhất.

Nhân viên công tác xã hội trong phúc lợi trẻ em sẽ tham dự vào những cơ hội giáo dục thường xuyên, để thách thức những lý thuyết hiện thời và sử dụng đa dạng phương pháp học tập nhằm đảm bảo kết hợp lý thuyết vào thực hành. Những cơ hội này cần nhất quán với những yêu cầu cấp phép công tác xã hội được quy định bởi tiểu bang mà họ hoạt động. Những cơ hội đó sẽ bao gồm một số lượng cụ thể các đơn vị giáo dục thường xuyên (CEUs) trong các quy tắc đạo đức công tác xã hội mỗi năm.

Tiêu chuẩn 4. Vận động

Những nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong phúc lợi trẻ em được mong đợi sẽ tích cực vận động những nguồn lực và những cải cách hệ thống nhằm cải thiện các dịch vụ cho trẻ em và gia đình chúng, phù hợp với hoàn cảnh công việc.

Diễn giải

Những nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em phải sử dụng một loạt các kỹ năng để cùng với khách hàng vận động những chính sách nhằm thúc đẩy phúc lợi trẻ em và các dịch vụ bảo vệ trẻ em. Sự vận động nên hướng tới cải thiện thủ tục hành chính và các chính sách công để hỗ trợ trẻ em và gia đình của chúng. Sự vận động này nên hướng tới việc trao quyền của trẻ và gia đình trong cả nông thôn và thành thị. Những thay đổi hệ thống có thể được thực hiện bằng cách thay đổi trong hoạt động trực tiếp cũng như bằng cách thay đổi luật hoặc chính sách.

Việc nhấn mạnh vào cải cách hệ thống cần tìm cách tạo ra những dịch vụ phúc lợi trẻ em sẵn sàng đáp ứng cho trẻ em và gia đình, cộng đồng và các nền văn hóa khác nhau. Sự vận động này cũng nên nhấn mạnh các điểm mạnh và tiếp cận giá trị trong sự phát triển của những dịch vụ xã hội và các chương trình phúc lợi trẻ em, cũng như sử dụng chứng cứ được ghi chépvề các chương trình và các chính sách hiệu quả nhất cho trẻ em và gia đình các em.

Tiêu chuẩn 5. Các Yêu cầu về Kiến thức

Những nhân viên công tác xã hội trong phúc lợi trẻ em phải thể hiện kiến thức công việc trong cả lý thuyết hiện hành lẫn thực hành phúc lợi trẻ em hiện thời bao gồm tuân thủ luật phúc lợi trẻ em của liên bang và tiểu bang.

Diễn giải

Nhân viên công tác xã hội trong phúc lợi trẻ em phải có kiến thức liên quan tới phát triển trẻ em, các vấn đề nuôi dạy con, động lực gia đình và các hệ thống cộng đồng/địa phương nơi khách hàng sinh sống. Những lĩnh vực kiến thức được khuyến nghị bao gồm:

Phát triển trẻ em

  • Ảnh hưởng của sự thiếu chăm sóc từ bố mẹ
  • Những tác động của lạm dụng thể chất, tình dục, cảm xúc và bỏ rơi trẻ em
  • Những tác động của việc tách biệt phần nào khỏi cha mẹ, như việc gửi trẻ ban ngày, và hoàn toàn tách biệt như chăm sóc bởi gia đình nuôi và các vấn đề về mất mát, nóng giận, đau khổ và bản tính.
  • Những tác động tới trẻ em trong việc liên tục thay đổi chỗ ăn ở, những điều kiện cộng đồng bất lợi và các vấn đề văn hóa và giữa các chủng tộc với nhau.
  • Những vấn đề về giao kết và gắn bó với các gia đình nhận con nuôi hoặc gia đình bảo trợ nuôi
  • Các cơ hội cho trẻ em sống độc lập, như những em “quá tuổi” được bảo trợ nuôi, để có thể được giáo dục, đào tạo và phát triển các kỹ năng liên quan đến công việc.
  • Tầm quan trọng của làm việc với trẻ em trong môi trường không theo truyền thống nơi chúng cảm thấy thoải mái.
  • Các cách để cung cấp giáo dục đồng đẳng,phát triển kỹ năng ra quyết định và kỹ năng lãnh đạo cho trẻ em
  • Tác động của những kết nối suốt đời cho trẻ em, ví dụ tác động của sự tư vấn dài hạn.

Vấn đề Nuôi dạy Con cái

  • Các phương pháp nuôi dạy con cái và chăm sóc trẻ em bao gồm chăm sóc sức khỏe cơ bản
  • Trách nhiệm, nghĩa vụ, nhiệm vụ và quyền lợi của cha mẹ
  • Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng của cha mẹ trong việc đáp ứng nhu cầu của con cái
  • Những khác biệt văn hóa ảnh hưởng đến chăm sóc con cái
  • Hướng dẫn tích cực, chiến lược kỷ luật và việc hình thành những ý tưởng và giá trị
  • Cảm xúc và thái độ của cha mẹ liên quan đến yêu cầu giúp đỡ trong mối quan hệ với con cái hay ảnh hưởng của việc từ bỏ một phần hoặc từ bỏ hoàn toàn chức năng chăm sóc con cái
  • Rối loạn nhân cách, bệnh tâm thần, lạm dụng thuốc hoặc xung đột hôn nhân của cha mẹ ảnh hưởng tới trẻ
  • Mối quan hệ của những trải nghiệm thời thơ ấu của cha mẹ đến năng lực làm cha mẹ
  • Những nhu cầuvà đào tạo cụ thể đối với các cha mẹ bảo trợ nuôi
  • Thái độ văn hóa và cộng đồng đối với những cha mẹ không thể thực hiện đầy đủ trách nhiệm làm cha mẹ.

Động năng Gia đình

  • Động lực của những gia đình lạm dụng hoặc bỏ rơi con cái và ảnh hưởng của bạo lực gia đình
  • Tác động của những căng thẳng kinh tế xã hội lên gia đình
  • Đánh giá những rủi ro đối với đứa trẻ
  • Quan niệm về văn hóa gia đình, và đánh giá các thế mạnh của gia đình
  • Khía cạnh tình cảm của mối quan hệ cha mẹ-con cái
  • Những vấn đề liên quan đến chia rẽ niềm tin trong những trường hợp bố mẹ xảy ra xung đột, ly thân, ly dị hoặc sắp xếp chỗ ở.

Các Hệ thống Cộng đồng/Địa phương

  • Các qui trình, hoạt động và cấu trúc chính trị, luật pháp, tư pháp
  • Nhu cầu của những nhóm người khác nhau về hoàn cảnh văn hóa, dân tộc, tôn giáo,sở thích tình dục và các nguồn lực cộng đồng sẵn có để giải quyết những nhu cầu này
  • Mục đích và cấu trúc của công chúng và những tổ chức làm dịch vụ phúc lợi trẻ em và tình nguyện xã hội; chức năng và các mối quan hệ giữa các quốc gia và địa phương
  • Những chức năng và các dịch vụ được cung cấp bởi trường học, các cơ quan y tế, sức khỏe tâm thần và các tổ chức y tế bao gồm các dịch vụ giáo dục đặc biệt, dịch vụ hướng dẫn trẻ em, khóa học làm giàu cuộc sống và kỹ năng nuôi dạy con
  • Mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, gia đình, hàng xóm và cộng đồng
  • Các chiến lược ngăn ngừa lạm dụng và bỏ rơi trẻ em thông qua sự vận động gia đình (ví dụ các nỗ lực pháp luật và giáo dục), và sử dụng phương tiện truyền thông phù hợp để thúc đẩy nhận thức của công chúng về nhu cầu của trẻ em, gia đình và các nguồn lực cộng đồng sẵn có.

Tuân thủ Luật Phúc lợi Trẻ em

Nhân viên công tác xã hội hoạt động trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em có trách nhiệm kép trong việc bắt kịp những mô hình hoạt động hiện thời và theo kịp những điều luật và quy định mới có tác động tới hoạt động phúc lợi trẻ em. Điều này có thể được thực hiện thông qua các chương trình giáo dục thường xuyên, các tạp chí chuyên ngành, các nguồn lực của tiểu bang và liên bang. Tổ chức phúc lợi trẻ em phải đảm bảo các thông tin về điều luật mới và những yêu cầu của tổ chức được chia sẻ với các nhân viên một cách kịp thời. Tương tự, các nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em phải nhận thức được những thay đổi của luật tiểu bang, liên bang và địa phương sẽ ảnh hưởng tới hoạt động hành nghề đối với trẻ em và gia đình, và họ cần có trình độ để giải thích các thay đổi pháp lý và pháp luật đối với từng cá nhân họ phục vụ.

Tư vấn

Nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em nên tìm kiếm những lời khuyên và tư vấn từ đồng nghiệp bất cứ khi nào sự tham khảo ấy mang lại những lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Nhân viên công tác xã hội nên tìm kiếm sự tư vấn từ những đồng nghiệp có kiến thức, chuyên sâu và năng lực đã được minh chứng liên quan đến chủ đề tư vấn. Sự tư vấn nên bao gồm những lời khuyên và tư vấn từ những nhân viên công tác xã hội và ý kiến chuyên môn khác của chuyên ngành liên quan. Nhân viên công tác xã hội nên tìm kiếm tư vấn khi có những vấn đề phát sinh cũng như khi trẻ đến tuổi có thể ký cam kết. Khi tư vấn với các đồng nghiệp về khách hàng, nhân viên công tác xã hội nên công khai một lượng thông tin tối thiểu cần thiết để đạt được mục đích của sự tư vấn (Quy tắc Đạo đức NASW, 1999).

Tuân thủ các Quy trình và Chính sách của Tổ chức

Các nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em được mong đợi sẽ tuân thủ các chính sách và quy trình được thiết lập bởi ban ngành. Tuy nhiên, trên giả thuyết thì tiêu chuẩn này là các chính sách và quy trình của tổ chức và hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp tương thích với nhau. Trong trường hợp sự không tương thích xuất hiện giữa 2 thực thể này, các nhân viên công tác xã hội phải tuân theo Quy tắc Đạo đức NASW (1999).

Tiêu chuẩn 6. Bảo mật Thông tin Khách hàng

Nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em phải duy trì các rào chắn thích hợp bảo vệ sự riêng tư và bảo mật thông tin khách hàng.

Diễn giải

Nhân viên công tác xã hội phải bảo vệ thông tin khách hàng vào mọi lúc. Việc tiếp cận các thông tin khách hàng (văn bản hoặc điện tử) bị hạn chế và được duy trì một cách cẩn mật. Các nhân viên công tác xã hội cần sử dụng những văn phòng/khu vực riêng tư khi gặp gỡ hoặc thảo luận thông tin khách hàng. Nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em phải tuân thủ Quy tắc Đạo đức NASW (1999) và các quy định của liên bang và tiểu bang liên quan để đảm bảo thông tin khách hàng được bảo vệ.

Thông tin do các nhân viên công tác xã hội thu được từ khách hàng hoặc về khách hàng sẽ được xem như các thông tin riêng tư và bảo mật, trừ khi khách hàng chấp thuận cho các nhân viên công tác xã hội tiết lộ hoặc thảo luận thông tin với bên khác. Có vài trường hợp ngoại lệ đối với việc bảo mật thông tin như yêu cầu của luật pháp hoặc đạo đức nghề nghiệp. Nhân viên công tác xã hội phải quen với các ngoại lệ của liên bang, tiểu bang và địa phương đối với vấn đề bảo mật như những ủy nhiệm phải báo cáo khi khách hàng gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác, và khi có báo cáo về việc lạm dụng và bỏ rơi trẻ em hoặc người già. Khách hàng nên được thông báo về yêu cầu bảo mật và hạn chế thông tin của các cơ quan trước khi bắt đầu các dịch vụ.

Tiêu chuẩn 7. Giám sát

Các nhân viên công tác xã hội đóng vai trò như giám sát viên trong hoạt động phúc lợi trẻ em cần phát triển và nâng cao các kỹ năng của nhân viên công tác xã hội và đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng cho khách hàng.

Diễn giải

Các nhân viên công tác xã hội đóng vai trò như những giám sát viên trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em, họ nên cung cấp các kỹ năng cần thiết để đảm bảo sự phát triển chuyên nghiệp của các nhân viên công tác xã hội dưới sự giám sát của họ. Các nhân viên công tác xã hội đóng vai trò như những giám sát viên đảm bảo cung cấp dịch vụ có chất lượng, đáp ứng nhu cầu đào tạo tại chức của nhân viên và đánh giá nhu cầu của những người được phục vụ. Họ cũng phải sở hữu kiến thức về các yếu tố chính trị, luật pháp và kinh tế sẽ ảnh hưởng tới việc cung cấp dịch vụ trong cộng đồng của họ và có thể cố vấn đội ngũ nhân viên học cách để đàm phán những hệ thống đó.

Các nhân viên công tác xã hội đóng vai trò như những giám sát viên nên được đào tạo đặc biệt về nghiệp vụ giám sát các nhân viên công tác xã hội trong hành nghề trực tiếp bao gồm số lượng cụ thể các Đơn vị Giáo dục Thường xuyên (CEUs) trong đạo đức nghề công tác xã hội mỗi năm. Các giám sát viên trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em nên sở hữu kiến thức và kỹ năng nâng cao trong lĩnh vực này và phải có bằng tốt nghiệp từ một chương trình công tác xã hội được chứng nhận bởi CSWE. Họ phải được cấp phép và sẽ phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công việc của những nhân viên mà họ đang giám sát. Giám sát viên phải cung cấp những kỳ vọng hoàn thành công việc rõ ràng và đánh giá hoạt động thường kỳ mà cho phép các nhân viên công tác xã hội có thể đánh giá được hoạt động của chính họ. Khi cần thiết, giám sát viên nên dành thời gian để hướng dẫn các nhân viên và giúp ra quyết định trong những tình huống phức tạp.

Tiêu chuẩn 8. Năng lực văn hóa

Những nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em được kỳ vọng sẽ có kiến thức về các hoạt động và các tiêu chuẩn về năng lực văn hóa như đã được miêu tả trong bộ Tiêu chuẩn về Năng lực Văn hóa NASW (2001).

Diễn giải

Nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ emnên sử dụng các phương pháp và kỹ năng công tác xã hội bao gồm kiến thức về vai trò của văn hóa, chủng tộc, dân tộc trong quá trình giúp đỡ. Các giám sát viên nên tăng cường đào tạo cho các nhân viên công tác xã hội về hoạt động năng lực văn hóa. Khi cung cấp các dịch vụ, các nhân viên công tác xã hội có thể cần khám phá vai trò của tâm linh, tôn giáo, xu hướng tình dục và tuổi tác cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả.

Các nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em nên gắn kết vào quá trình tuyển dụng và duy trì hoạt động chăm sóc bảo trợ nuôi nấng có tiềm năng cũng như những cha mẹ nhận nuôi, nhất quán với Đạo luật Phân bổ Đa sắc tộc 1994 (P.L. 103-382), các Điều khoản về Nhận con nuôi Liên sắc tộc của Đạo luật Bảo vệ Công việc của các Doanh nghiệp Nhỏ 1996 (P.L. 104-188), và Đạo luật về Phúc lợi cho Trẻ em Da đỏ (P.L. 95-608). Các nhân viên công tác xã hội cũng phải xem xét đến các bộ lạc trong việc ra quyết định và hỗ trợ trong việc xác định các nguồn lực phân bổ phù hợp khi có một trẻ em Mỹ bản địa cần được chăm sóc ngoài gia đình. Nên cân nhắc giải quyết những nhu cầu đặc thù của những trẻ em da màu khác, đặc biệt là trẻ em Mỹ gốc Phi, là nhóm xuất hiện rất nhiều trong hệ thống phúc lợi xã hội. Nếu trẻ em được nhận nuôi bởi bố mẹ khác chủng tộc, dân tộc hoặc văn hóa, những bố mẹ này nên nhận được các khóa đào tạo về sự đa dạng văn hóa khi thích hợp.

Số lượng người nhập cư và con cái họ đã tăng lên ở Mỹ; những thay đổi đó có thể tác động đến những nhu cầu mà các dịch vụ phúc lợi trẻ em phải giải quyết. Các nhân viên công tác xã hội trong phúc lợi trẻ em nên làm quen với những dữ liệu mới nhất về những thay đổi dân số tại khu vực liên quan đến trẻ em nhập cư và gia đình chúng. Những thay đổi đó đòi hỏi hiểu biết về kế thừa văn hóa nhập cư mới, những nhu cầu và các hệ thống hỗ trợ.

Tiêu chuẩn 9. Cộng tác

Nhân viên công tác xã trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em phải thể hiện năng lực cộng tác với các cơ quan phúc lợi trẻ em và các thực thể liên quan khác trong việc cung cấp các dịch vụ cho trẻ em và gia đình.

Giải thích

Có một mối quan hệ cộng tác giữa các chuyên viên phúc lợi trẻ em và những chuyên viên trong lĩnh vực khác mà nhiệm vụ của họ là bảo vệ trẻ em. Nhân viên công tác xã hội nên hiểu rõ vai trò và mục đích của các chuyên viên khác trong cùng lĩnh vực này và làm việc hướng đến sự nâng cao hợp tác và hiểu biết. Sự hợp tác như vậy có thể bao gồm các chuyên viên lĩnh vực khác, phụ tá và các lãnh đạo cộng đồng. Sự hợp tác có thể đảm bảo rằng các dịch vụ luôn sẵn sàng đáp ứng tới các thành viên cộng đồng và có thể xác định những vấn đề đang nổi lên của các kế hoạch cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, sự hợp tác như vậy có thể giám sát việc thực hiện và những tác động của các chương trình phúc lợi trẻ em đối với cộng đồng.

Tiêu chuẩn 10. Tập trung vào Phòng ngừa

Nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em cần xác định và thúc đẩy việc sử dụng những dịch vụ hỗ trợ và phòng ngừa nhằm tăng cường và nâng cao các chức năng gia đình để tránh việc cần đến các dịch vụ bảo vệ.

Giải thích

Nhân viên công tác xã hội phải nhận ra tiềm năng phát triển của cá nhân và gia đình và khả năng để cải thiện hoạt động chức năng của họ nhằm bảo vệ và nuôi dưỡng con cái họ. Nhân viên công tác xã hội cũng phải có kiến thức về những yếu tố cá nhân, gia đình và xã hội làm suy giảm hay đè nặng lên các nguồn lực của gia đình trong việc chăm sóc các thành viên. Nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em phải có trách nhiệm:

  • Nhận diện được những cơ hội phát triển và giải quyết những yếu tố nguy cơ làm tăng căng thẳng gia đình
  • Nhận diện và khuyến nghị các gia đình sử dụng những nguồn lực cộng đồng
  • Vận động vì sự phát triển các dịch vụ phòng ngừa và các chương trình cộng đồng vững mạnh.

Tiêu chuẩn 11. Gắn kết

Nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em cần gắn kết với các gia đình như những người đồng hành trong quá trình đánh giá và can thiệp.

Diễn giải

Sự gắn kết đòi hỏi các nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em phải nắm rõ những lý do cho can thiệp gia đình bất kể đó là một cuộc điều tra hoặc các dịch vụ ăn theo cuộc điều tra. Nhân viên công tác xã hội phải hiểu và kết hợp một cách phù hợp quan điểm của gia đình và xác định rõ các vấn đề và những giải pháp tiềm năng. Điều quan trọng là những nhân viên này phải truyền tải sự hiểu biết và cảm thông đối với hoàn cảnh hoặc những khó khăn của gia đình. Sự gắn kết liên quan tới “lập hợp đồng” cho các dịch vụ và hỗ trợ gia đình hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn mà không cần đến các dịch vụ.

Tiêu chuẩn 12. Lập Kế hoạch Dịch vụ Toàn diện

Các nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em cần hợp tác với gia đình trong việc triển khai một kế hoạch dịch vụ toàn diện để tăng cường khả năng chăm sóc cho trẻ, đặc biệt chú ý đến các nhu cầu phát triển của trẻ, và nâng cao hoạt động chức năng tổng thể của các thành viên trong gia đình. Kế hoạch này cần phải bao gồm cả hệ thống tiến độ ghi chép tài liệu cũng như việc đóng các trường hợp.

Diễn giải

Mục tiêu của kế hoạch dịch vụ là đảm bảo đáp ứng những nhu cầu an toàn và dinh dưỡng của trẻ, đặc biệt chú ý đến những giai đoạn phát triển và những nhu cầu đặc biệt của trẻ. Việc thực hiện kế hoạch dịch vụ này cần phải linh hoạt và thích ứng với những thay đổi của hoàn cảnh gia đình, sự phản ứng của họ đối với những can thiệp, cùng với đó là những hiểu biết ngày càng tăng của nhân viên công tác xã hội về gia đình đó, về hệ thống phúc lợi trẻ em và cộng đồng lớn hơn. Nên sử dụng công nghệ để tạo thuận lợi cho quá trình làm ca.

Nhân viên công tác xã hội cần tìm kiếm sự tham gia của gia đình và trẻ em, dữ liệu đầu vào và phản hồi để đảm bảo dịch vụ là một nhiệm vụ chung giữa nhân viên công tác xã hội với gia đình và đứa trẻ. Những ý kiến được từnhững cộng tác viên cộng đồng nên được thu thập một cách đều đặn và được kết hợp vào việc đánh giá liên tục cũng như sự hiểu biết của gia đình về nhu cầu và phản ứng của họ đối với các can thiệp. Kế hoạch dịch vụ nên bao gồm:

  • Bản đánh giá toàn diện, kịp thời về gia đình, bố mẹ hoặc những người chăm sóc khác, và đứa trẻ để hiểu rõ tổng thể hoạt động chức năng của họ và để xác định những điểm mạnh, nguồn lực gia đình, những nhu cầu và khả năng của họ trong việc cung cấp cho con mình một mái ấm nuôi dưỡng và sự an toàn
  • Những đầu ra cụ thể được mong đợi, cách đo lường chúng và khung thời gian để hoàn thành
  • Đánh giá định kỳ tiến độ thực hiện các mục tiêu cụ thể, cách đánh giá tiến độ và người sẽ tham gia việc đánh giá này.
  • Trách nhiệm của các nhân viên công tác xã hội và các thành viên gia đình
  • Các nguồn lực cộng đồng và cách chúng được sử dụng vì lợi ích của gia đình
  • Những can thiệp cụ thể và các bước thực hiện
  • Những kỳ vọng cụ thể và hệ quả nếu gia đình không tham gia một cách tự nguyện
  • Những vấn đề pháp lý cụ thể và sự tham gia của tòa án khi thích hợp
  • Quyền gia đình đối với tư vấn và thông tin pháp lý khi tiếp cận với những nguồn lực pháp lý nếu gia đình không tham gia một cách tự nguyện; và các dịch vụ bao gồm bất kỳ hành động can thiệp pháp lý hay tòa án nào.

Tiến trình Giám sát

Nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em sẽ giám sát và ghi chép quy trình của trẻ em và gia đình, đánh giá đầu ra của kế hoạch dịch vụ. Việc can thiệp và thực hiện kế hoạch dịch vụ là một nhiệm vụ chung của nhân viên công tác xã hội và gia đình, với kỳ vọng và trách nhiệm được làm sáng tỏ cho cả hai phía. Giám sát và đánh giá diễn ra liên tục và cần giải quyết cả tiến trình mà gia đình hướng tới những mục tiêu và hiệu quả can thiệp từ những nhân viên công tác xã hội. Nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em có trách nhiệm phản hồi tới gia đình và tìm kiếm những phản hồi về hoạt động chuyên môn của họ. Nhân viên công tác xã hội cũng chịu trách nhiệm thông báo cho các thành viên gia đình quyền của họ trong việc đánh giá dịch vụ và yêu cầu thay đổi, bao gồm thay đổi nhân viên công tác xã hội khi cần thiết.

Đóng ca

Nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em cần theo sát kế hoạch dịch vụ và chuẩn bị cho gia đình trong việc chấm dứt các dịch vụ khi những mục tiêu và mục đích được hoàn thành, và đứa trẻ được an toàn, hoặc khi không đạt được mục tiêu và mục đích thì cần một can thiệp thay thế. Một yếu tố quan trọng khi kết thúc điều khoản dịch vụ là sự cân nhắc các nguồn lực, cả trong gia đình và ngoài cộng đồng, vì điều đó sẽ hỗ trợ và duy trì lợi ích và phát triển của gia đình nhiều hơn.

Nhân viên công tác xã hội cần hợp tác với gia đình để xác định những nguồn lực cộng đồng và tạo điều kiện để trẻ em và gia đình có thể sử dụng những nguồn lực này bằng cách cung cấp thông tin và giới thiệu khi thích hợp. Nếu cần thiết, nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em nên vận độngcác dịch vụ công đồng cho gia đình.

Ghi chép/Quản lý Thông tin

Nhân viên công tác xã hội nên bảo quản các bản ghi chép và thu thập số liệu thống kê khi cần thiết để quản lý, lên kế hoạch cung cấp dịch vụ và các chương trình của tổ chức. Nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em đảm bảo rằng thông tin vềkhách hàng được lưu trong các hồ sơ trường hợp là chính xác, toàn diện và kịp thời. Các nhân viên công tác xã hội cung cấp những dịch vụ về khủng hoảng hoặc những dịch vụ trong các tình huống rủi ro cao nên bảo đảm việc ghi chép sớm nhất có thể và được cập nhật. Để bảo vệ tính riêng tư, hồ sơ các trường hợp chỉ nên lưu những thông tin cần thiết cho việc cung cấp các dịch vụ.

Các nhân viên công tác xã hội phải nhận thức rõ về bất cứ yêu cầu pháp lý nào liên quan tới thông tin của khách hàng và hồ sơ các trường hợp. Nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em nên hiểu ý nghĩa của việc thu thập thông tin khách hàng vì nó liên quan tới sự an toàn, sự ổn định và sự khỏe mạnh của trẻ em và gia đình.

Sử dụng Công nghệ

Nhân viên công tác xã hội nên sử dụng những công nghệ sẵn có để nâng cao hiệu quả dịch vụ theo cách bảo vệ được quyền lợi và tính riêng tư của khách hàng. Internet, email, các hệ thống hồ sơ điện tử và phần mềm phân tích số liệu đã làm tăng hiệu quả của các dịch vụ phúc lợi trẻ em. Internet đã trở thành nơi cho các tổ chức để giáo dục công chúng và khách hàng tiềm năng về những dịch vụ mà họ cung cấp. Danh sách hình ảnh trẻ nhận nuôi trên Internet đã làm tăng mạnh khả năng tiếp cận những thông tin sẵn có về trẻ em đang chờ nhận nuôi. Email tăng cường khả năng của nhân viên công tác xã hội trong việc giao tiếp với khách hàng và với những nhà cung cấp dịch vụ khác. Internet đang được sử dụng như một cơ chế cung cấp các dịch vụ tư vấn và giáo dục. Hệ thống lưu hồ sơ điện tử và phần mềm phân tích dữ liệu đã nâng cao tốc độ và sự chính xác của việc tiếp cận, tổng hợp và phân tích dữ liệu của khách hàng. Mặc dù những tiến bộ này đã cải thiện rất lớn sự cung cấp dịch vụ, các nhà quản lý và nhân viên công tác xã hội vẫn phải đảm bảo rằng các thông tin riêng tư của khách hàng sẽ luôn luôn được bảo vệ mọi lúc.

Tiêu chuẩn 13. Bảo vệ Trẻ em

Nhân viên công tác xã hội phải có khả năng đánh giá những nguy cơ sắp xảy ra và đảm bảo rằng việc sắp xếp để bảo vệ trẻ em cần phù hợp với luật liên bang và tiểu bang, các chính sách ban ngành, và các hướng dẫn hành chính quản lý công tác bảo vệ trẻ em. Sự đánh giá phải tính đến những lợi ích tốt nhất cho trẻ em.

Diễn giải

Khi một đứa trẻ gặp nguy hiểm, nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em được yêu cầu ghi chép và báo cáo nguy cơ cho các nhà chức trách. Nếu vai trò của nhân viên công tác xã hội liên quan tới bảo vệ trẻ em thì nhân viên đó được yêu cầu sử dụng quy trình pháp lý sẵn có để bảo vệ trẻ em và để ghi chép những chứng cớ và những lo lắng để hướng dẫn can thiệp bảo vệ trẻ em.

Nhân viên công tác xã hội nên giải thích cho gia đình lý do cho hành động của họ, cho phép gia đình giải tỏa cảm xúc, thông báo cho gia đình những quyền lời của họ và tạo điều kiện cho họ có đại diện pháp lý. Nhân viên công tác xã hội phải cư xử với gia đình một cách tôn trọng, nhân văn và chuyên nghiệp. Khi cần thiết, nhân viên công tác xã hội sẽ tìm kiếm sự bảo vệ để đảm bảo an toàn cho chính họ.

Các dịch vụ bảo vệ trẻ em hoặc phúc lợi trẻ em trong phần lớn các trường hợp nghiêm trọng nhất có thể liên quan tới việc chấm dứt quyền của cha mẹ. Điều đó bắt buộc người nhân viên phải nắm được các chỉ số tâm sinh lý xã hội của việc hoàn toàn mất khả năng chăm sóc đứa trẻ trong tương lai có thể thấy trước cũng như những yiêu cầu pháp lý về việc tiến hành các biện pháp đó.

Tiêu chuẩn 14. Chăm sóc Ngoài Gia đình

Khi trẻ em không thể ở lại trong gia đình mình, nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em sẽ đưa trẻ em vào nơi chăm sóc ngoài gia đình, đáp ứng nhu cầu an toàn, ổn định và khỏe mạnh.

Diễn giải

Các nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em sẽ xem xét những điểm mạnh, những nhu cầu của trẻ và người chăm sóc khi đánh giá sự an toàn và thích hợp của các lựa chọn sắp xếp chỗ ở (ví dụ chăm sóc quan hệ họ hàng, chăm sóc bảo trợ nuôi, chăm sóc bảo trợ điều trị, nhà ở theo nhóm, điều trị tại khu dân cư). Trẻ em được khuyến khích duy trì các mối liên kết với gia đình, bạn bè và các cá nhân khác có quan hệ với trẻ ngoại trừ những trường hợp có ràng buộc pháp lý ví dụ các chỉ thị bảo vệ. Nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em cần đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về y tế, nha khoa, sức khỏe tâm thần, phát triển, văn hóa, tinh thần, xã hội và giải trí khi chăm sóc ngoài gia đình. Nhân viên công tác xã hội không nên nghĩ rằng khi có chăm sóc ngoài gia đình rồi thì trẻ em sẽ được an toàn. Nhân viên công tác xã hội nên nỗ lực không ngừng để đảm bảo trẻ em sẽ nhận được những dịch vụ thích hợp, sắp xếp chỗ ở an toàn, kỷ luật thích hợp và tất cả những thẩm quyền được đảm bảo trước khi thực hiện các điều trị y khoa.

Tiêu chuẩn 15. Tính Ổn định

Nhân viên công tác xã hội trong phúc lợi trẻ em sẽ phấn đấu mang lại sự ổn định và khỏe mạnh cho trẻ em chăm sóc ngoài gia đình.

Diễn giải

Sự ổn định cho trẻ em đạt được trong mối quan hệ gia đình an toàn, ổn định và cam kết chăm sóc con cái, yêu thương vô điều kiện và hỗ trợ suốt đời, và tình trạng pháp lý của các thành viên trong gia đình. Sự ổn định có thể là kết quả của sự bảo tồn gia đình, đoàn tụ với gia đình nơi trẻ được sinh ra hoặc sự giám hộ pháp lý hay nhận nuôi bởi người thân thích hoặc sự chăm sóc và những người lớn cam kết.

Với những trẻ em không thể trở về gia đình nơi chúng được sinh ra, các nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em nên thường xuyên sử dụng nhiều phương án tiếp nhận trẻ khác nhau. Việc lựa chọn nên xuất phát từ những kết nối và mối quan hệ sẵn có. Các cơ quan phúc lợi trẻ em hợp tác với gia đình và trẻ em cần, xác định một loạt những lựa chọn ổn định mà không cần áp đặt những hạn chế dựa trên tuổi của đứa trẻ, và không cần bắt đầu thăm dò mở rộng các khả năng của gia đình gốc. Lựa chọn ổn định cần phản ánh tình trạng, nhu cầu, sở thích và đại diện cho những quyền lợi tốt nhất của đứa trẻ, và được đánh giá lại thường xuyên cho tới khi đạt được kế hoạch bao gồm mối quan hệ gia đình ổn định cũng như những kỹ năng sống, những hỗ trợ và dịch vụ.

Nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em cũng cần sử dụng những chiến lược để tuyển chọn các gia đình nhận con nuôi và bảo trợ mới, những người có nền tảng văn hóa, chủng tộc, đạo đức, ngôn ngữ, và tôn giáo/tâm linh tương đồng với đứa trẻ được sắp xếp nhất quán với với Đạo luật Phân bổ Đa sắc tộc 1994, những Điều khoản Nhận con nuôi của Đạo luật Bảo vệ Nghề nghiệp Doanh nghiệp Nhỏ 1996, và Đạo luật về Phúc lợi cho Trẻ em Da đỏ. Một loạt các phương pháp và phương tiện truyền thông nên được sử dụng để nâng cao nhận thức về nhu cầu của trẻ cũng như để truyền đạt thông điệp tuyển chọn. Sự tuyển chọn đặc biệt quan trọng đối với trẻ em da màu, Mỹ gốc Phi và đặc biệt là trẻ Bản xứ Mỹ, bởi vì nhóm trẻ này xuất hiện nhiều hơn cả trong hệ thống phúc lợi trẻ em.

Các nhân viên công tác xã hội cung cấp các dịch vụ nhận nuôi trẻ cần đảm bảo rằng những em cần những mối quan hệ gia đình ổn định để trở thành thành viên của những gia đình ổn định, đầm ấm. Các nhân viên công tác xã hội phải đảm bảo rằng tất cả những trường hợp nhận nuôi phải được thực hiện vì những lợi ích tốt nhất của trẻ và được tiến hành một cách đạo đức, phù hợp với và các yêu cầu quy định và luật pháp nước ngoài, liên bang, tiểu bang. Trẻ em sẽ được ghép với các gia đình nhận nuôi tiềm năng có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của trẻ, các gia đình mà trẻ được sinh ra và các gia đình nhận nuôi tiềm năng sẽ được nhận được đầy đủ những thông tin và thời gian để đưa ra những quyết định về việc nhận nuôi.

Nhân viên công tác xã hội nên cung cấp cho bố mẹ đẻ, trẻ em và người lớn được nhận nuôi, những cha mẹ nhận nuôi tiềm năng và các gia đình nuôi dưỡng:

  • Dịch vụ tư vấn mang thai không chỉ dẫn
  • Thông tin về các lựa chọn nhận con nuôi, các nguồn lực và vấn đề tài chính, pháp lý
  • Tên của các cơ sở nhận con nuôi uy tín
  • Dịch vụ học tập tại gia giúp đỡ những người tham gia quyết định có nên theo đuổi việc nhận con nuôi hay không, khi nào và bằng cách nào
  • Hỗ trợ trước và sau khi nhận con nuôi và tư vấn cho tất cả những người tham gia
  • Dịch vụ cho các gia đình có trẻ có nhu cầu đặc biệt về cảm xúc, hành vi, y tế và giáo dục
  • Tư vấn tìm kiếm và đoàn tụ gia đình, hỗ trợ và trợ giúp kỹ thuật.

Nhân viên công tác xã hội phải đảm bảo rằng phí cho cung cấp các dịch vụ nhận con nuôi sẽ được tính và thu một cách đạo đức, đúng pháp luật.

Tiêu chuẩn 16. Người Quản lý Công tác Xã hội trong lĩnh vực Phúc lợi Trẻ em

Người quản lý công tác xã hội trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em đảm bảo việc cung cấp dịch vụ thích hợp, hiệu quả cho trẻ em và gia đình. Người quản lý, tuân theo các ủy quyền pháp lý, thiết lập các chính sách, thủ tục và hướng dẫn cần thiết cho hoạt động công tác xã hội hiệu quả trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em.

Diễn giải

Người quản lý được kỳ vọng:

  • Có bằng tốt nghiệp từ chương trình công tác xã hội được chứng nhận bởi CSWE và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm sau khi tốt nghiệp, có kinh nghiệm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em
  • Có năng lực trong các hoạt động quản lý như lập kế hoạch ngân sách, tài chính, diễn thuyết trước công chúng, huy động vốn, và định hướng quá trình chính trị
  • Được cấp chứng chỉ hành nghề công tác xã hội quy định bởi pháp luật tại tiểu bang mà họ hành nghề
  • Thuê những nhân viên công tác xã hội có bằng MSW và BSW, các kỹ năng công việc đã được chứng minh và có những đặc điểm phản ánh được cấu thành sắc tộc của thân chủ mà tổ chức phục vụ
  • Lập bảng lương công bằng và hợp lý đối với quá trình đào tạo, kinh nghiệm làm việc và trách nhiệm công việc của nhân viên xã hội
  • Tuyển chọn và phân bổ các quỹ chương trình đủ cho các tình huống khẩn cấp, đang diễn ra và các dịch vụ hỗ trợ gia đình
  • Xây dựng các khái niệm công cụ về lạm dụng trẻ em, bỏ rơi, lạm dụng tình dục, lạm dụng cảm xúc và bóc lột trẻ em.

Hơn nữa, người quản lý nên làm việc để không ngừng cải thiện các dịch vụ cho khách hàng bằng cách sử dụng những chính sách và thủ tục bằng văn bản để kiểm soát các hoạt động chương trình hàng ngày, bao gồm: hệ thống cải thiện chất lượng thường xuyên, quy mô khối lượng công việc và số trường hợp; quyền lợi của khách hàng, đào tạo khả nănglãnh đạo và môi trường làm việc an toàn.

Cải thiện Chất lượng Thường xuyên

Nhà quản lý trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em cần đảm bào rằng nhân viên phải liên tục tham gia vào các nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ trong tổ chức, bao gồm thu thập số liệu, phân tích dữ liệu và sự phát triển cải thiện chương trình. Các nhà quản lý giám sát và tự định lượng như các công cụ để nâng cao kiến thức và kỹ năng cá nhân. Việc giám sát và tự đánh giá mang lại nhiều cơ hội cho nhân viên công tác xã hội trong việc kiểm tra tính hiệu quả của những dịch vụ được cung cấp.

Quy mô Khối lượng Công việc và Số trường hợp

Người quản lý cần đảm bảo rằng các nhân viên công tác xã hội được phân công một khối lượng công việc có thể quản lý được để đảm bảo các khách hàng có thể tiếp cận được với nhân viên và nhận được các dịch vụ mà họ cần. Những người quản lý trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em nên cân nhắc cả quy mô sốtrường hợp của nhân viên phụ trách lẫn các trách nhiệm bổ sung (ví dụ giám sát hoặc đào tạo cho những nhân viên khác) khi định liệu khối lượng công việc của họ. Các tiêu chuẩn quốc gia đã chỉ rõ số trường hợp được đề xuất hoặc tỷ lệ chăm sóc/giám sát (Hội đồng Cấp bằng, 2001; CWLA, 1995) có thể được sử dụng để hướng dẫn hoạt động này. Mặc dù đã tồn tại những tiêu chuẩn quốc gia như vậy, các nhà quản lý cũng nên cân nhắc những nhân tố sau đây khi điều chỉnh quy mô số lượng trường hợp:

  • Tính chất phức tạp của các trường hợp
  • Các nhu cầu và thế mạnh của khách hàng
  • Số lượng trẻ em trong gia đình
  • Nguy cơ bị tổn hại
  • Cường độ của các dịch vụ
  • Thời gian của các dịch vụ
  • Trạng thái của trường hợp (ví dụ: mới, đang diễn ra hoặc đã chấm dứt)
  • Sự cung cấp các thành phần dịch vụ bởi những người khác (ví dụ: người quản lý ca, và các thành viên ê kíp khác)
  • Thời gian di chuyển yêu cầu
  • Các dịch vụ song ngữ hoặc dịch thuật theo yêu cầu
  • Các kỹ năng và kinh nghiệm của nhà cung cấp và giám sát Các mô hình nhân sự đặc biệt (ví dụ các dịch vụ được cung cấp bởi ê kíp)

Quyền lợi của Khách hàng

Người quản lý trong các tổ chức phúc lợi trẻ em phải đảm bảo rằng cấu trúc và các chính sách của họ phản ánh được nhiệm vụ, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của nghề công tác xã hội. Do vậy, những điều này cần đảm bảo những người được phục vụ không bị phân biệt đối xử, nhận thức được quyền lợi của họ và được đối xử một cách chuyên nghiệp và đạo đức, và có thể tiếp cận với các dịch vụ một cách dễ dàng.

Đào tạo Khả năng Lãnh đạo

Nghề công tác xã hội tập trung chủ yếu vào đào tạo và giáo dục các nhân viên công tác xã hội một cách chuyên nghiệp để thực hiện những hoạt động trực tiếp trong các cơ sở phúc lợi trẻ em. Nghề công tác xã hội cũng cần đào tạo các nhân viên công tác xã hội để bổ nhiệm hết vào các vị trí cao cấp hơn trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em nhằm đảm bào rằng các quyết định mang tính lãnh đạo được đưa ra sẽ sử dụng các kỹ năng và các giá trị của công tác xã hội. Các nhân viên công tác xã hội làm việc ở vị trí quản lý trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em cần đáp ứng các kỳ vọng về giáo dục và kinh nghiệm như đã được quy định trong tiêu chuẩn này.

Môi trường Làm việc An toàn

Người quản lý trong lĩnh vực phúc lợi trẻ em cần nỗ lực để đảm bảo rằng môi trường làm việc lành mạnh và an toàn. Những biện pháp phòng ngừa thích hợp nên được thực hiện để bảo vệ các nhân viên công tác xã hội và khách hàng khỏi sự lây lan hoặc các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt trong các tình huống khi các nhân viên công tác xã hội tiếp xúc với khách hàng bị các bệnh mà có thể làm tăng các rủi ro liên quan tới bệnh lây truyền. Người quản lý nên tạo lập và duy trì một môi trường thân thiện với gia đình và trẻ em và không có các rủi ro về sự an toàn. Cơ sở vật chất, văn phòng, phương tiện được sử dụng để chuyên chở khách hàng, đồ chơi hay các thiết bị cần được an toàn, được kiểm tra và được bảo dưỡng một cách thích hợp.

Bạo lực và các mối đe dọa bạo lực chống lại các nhân viên công tác xã hội hoặc khách hàng khác có thể xảy ra ở văn phòng, trong cộng đồng và tại nhà của khách hàng. Người quản lý phải đảm bảo rằng các nhân viên công tác xã hội được đào tạo về các hướng dẫn an toàn tại cơ sở và các biện pháp tự bảo vệ hay tiết chế được chấp thuận bất kỳ. Chính sách của tổ chức cần yêu cầu các nhân viên công tác xã hội báo cáo và ghi chép toàn bộ trường hợp bạo lực và những đe dọa về bạo lực.


Tài liệu tham khảo

Barker, R. L. (2003). The social work dictionary (5th ed). Washington, DC: NASW Press.

Child Welfare League of America (1995). Standards of excellence for child welfare services (12 volumes).

Child Welfare League of America: Washington, DC. Retrieved March 28, 2005, fromhttp://www.cwla.org/pubs/pubdetails.asp?PUBID=9397

Child Welfare League of America. (2003a). CWLA standards of excellence for services to strengthen and preserve families with children. (rev. ed.). Washington, DC: Author.

Child Welfare League of America. (2003b). Moving from research to practice: Annotated bibliography, child welfare workforce. Retrieved March 15, 2005, from www.cwla.org

Council on Accreditation. (2001). Standards and self-study manual (7th ed.). New York: Author.

Cyphers, G. (2001). Report from the child welfare workforce survey: State and county data and findings. Washington, DC: American Public Human Services Association.

Indian Child Welfare Act, P.L. 95-608. Retrieved May 16, 2005, from http://thomas.loc.gov/cgi-bin/bdquery/D?d095:2:./temp/~bdGwcM:@@@L|/bss/d095query.html|

Interethnic Adoption Provisions of the Small Business Job Protection Act of 1996, P. L. No. 104-188 Retrieved March 22, 2005, from http://thomas.loc.gov/cgi-bin/bdquery/z?d104:HR03448:|TOM:/bss/d104query.html

Liederman, D. S. (1995). Child welfare. In R. L. Edwards (Ed.-in-Chief), Encyclopedia of social work (19th ed., Vol. 1, pp. 424–423). Washington, DC: NASW Press.

Multiethnic Placement Act of 1994, P.L. 103-382. Retrieved March 22, 2005, fromhttp://thomas.loc.gov/cgi-bin/bdquery/z?d103:HR00006:@@@L|/bss/d103query.html

National Association of Social Workers.(1981). Standards for social work practice in child protection. Washington, DC: Author.

National Association of Social Workers. (1999). Code of ethics of the National Association of Social Workers. Washington, DC: Author.

National Association of Social Workers.(2001). Standards for cultural competence in social work practice. Washington, DC: Author.

National Association of Social Workers.(2002). Standards for continuing professionaleducation. Washington, DC: Author.

Nguồn

Cyphers, G. (2005). Reportfrom the 2004 childwelfare workforce survey: State agency findings.Washington, DC: American Public Human Services Association.

Ellett, A.J., Ellett, C.D., & Rugutt, J.K. (2003, March). Astudy of personal and organizationalfactors contributing to employee retention andturnover in child welfarein Georgia. Athens, GA: University of Georgia, School of social work.U.S. General Accounting Office. (2003a).

Child Welfare: HHS could play a greater role inhelping child welfareagencies recruit and retainstaff. Washington, DC: Author.

U.S. General Accounting Office. (2003b).HHS could play a greater role in helping childwelfare agencies recruit and retain staff (GAO-03-357). Retrieved from http://www.gao.gov/new.items/d03357.pdf on April 5, 2005.

U.S. General Accounting Office, (2004). D.C.Child and Family Services Agency: More focusneeded on human capital management issues forcaseworkers and foster parent recruitment andretention. Washington, DC: Author.

comment No comments yet

You can be first to leave a comment

mode_editLeave a response

Your e-mail address will not be published. Also other data will not be shared with third person. Required fields marked as *

menu
menu