THƯ MỜI VIẾT BÀI THAM LUẬN CHO HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM

THƯ MỜI VIẾT BÀI THAM LUẬN CHO HỘI THẢO KHOA HỌC  QUỐC TẾ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM

Trong đời sống quốc tế ngày nay, quá trình phát triển kinh tế- xã hội đã đem lại nhiều tác động tích cực tới gia đình và trẻ em. Tuy nhiên, mặt trái của nó là môi trường ô nhiễm, các vấn đề xã hội nảy sinh như di cư, buôn bán phụ nữ và trẻ em, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, cùng với tác động của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ em, chức năng của gia đình. Việc nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội, bảo vệ trẻ em, mở rộng các mô hình dịch vụ, phát triển chuyên môn nghề nghiệp CTXH,… sẽ góp phần hạn chế những tác động tiêu cực cũng như tạo ra môi trường sống an toàn cho trẻ, hạnh phúc gia đình và an sinh xã hội ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Với mục tiêu trên, Trường Đại học Lao động- Xã hội (Cơ sở II) phối hợp với Tổ chức Taiwan Fund for Children and Families (Đài Loan), Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội), Hiệp hội Dạy nghề và nghề Công tác xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Công tác xã hội với gia đình và trẻ em”.

conference-515x300

Địa điểm: Trường Đại học Lao động- Xã hội (Cơ sở II), Số1018 Tô Ký, P. Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM

Thời gian: 8h00-16h30, ngày 16 tháng 8 năm 2016.

  • Nội dung Hội thảo

Tập trung trao đổi nghiên cứu về công tác xã hội với gia đình và trẻ em theo các chủ điểm sau (tuy nhiên, không giới hạn):

  • Các vấn đề của gia đình và trẻ em và mối quan hệ phát triển kinh tế- xã hội với phát triển gia đình và trẻ em. Các chủ đề liên quan tới các vấn đề của gia đình và trẻ em trong bối cảnh hiện nay cũng như thời gian tới ở Việt Nam:
  • Các vấn đề của gia đình dễ bị tổn thương do chịu ảnh hưởng của nghèo đói, di cư, biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế,…
  • Các vấn đề của gia đình có tình trạng bạo lực, xung đột, ly hôn; gia đình có thành viên là người khuyết tật, vi phạm pháp luật, nhiễm HIV, nghiện ma túy, có vấn đề về sức khỏe tâm thần…
  • Các vấn đề của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: Nghèo, mồ côi, khuyết tật, nhiễm HIV/ AIDS, vi phạm pháp luật, nghiện ma túy, bị xâm hại, bạo lực, bị bóc lột sức lao động sớm và khác.
  • Các vấn đề của trẻ em nói chung trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, phát triển công nghệ thông tin: Nghiện game, đời sống ảo, bạo lực học đường, phát triển dậy thì sớm, béo phí,…
  • Mối quan hệ giữa phát triển xã hội với phát triển gia đình và trẻ em.
  • Các luật pháp, chính sách về gia đình, bảo trợ xã hội và chăm sóc trẻ em:
  • Hệ thống và tính thực thi, khả thi của các luật pháp liên quan tới gia đình và trẻ em: Công ước về Quyền Trẻ em, Luật Phòng chống Bạo lực gia đình, Luật Trẻ em, Luật Phòng chống Buôn bán người,…
  • Những bất cập và sự cần thiết hoàn thiện các chính sách về gia đình và trẻ em.
  • Tính hiệu quả của các chương trình quốc gia liên quan tới chăm sóc gia đình và trẻ em.
  • Hệ thống và công tác triển khai luật pháp quốc tế, kinh nghiệm ở các nước khác về chính sách có liên quan đến gia đình và trẻ em.
  • Phát triển nghề CTXH liên quan tới gia đình và trẻ em:
  • Các mô hình dịch vụ xã hội cơ bản và mô hình sáng kiến hỗ trợ chăm sóc trẻ em và phát triển gia đình điển hình về kinh tế, y tế, giáo dục, trợ giúp pháp lý, trợ giúp xã hội, sức khỏe tâm thần…
  • Vấn đề đạo đức trong cung cấp dịch vụ CTXH cho gia đình, trẻ em.
  • Phát triển mạng lưới các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ, các nhân viên CTXH: các trung tâm CTXH, Trung tâm BTXH, Trung tâm CTXH với trẻ em, các mái ấm, nhà mở, các cơ sở tôn giáo.
  • Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực CTXH với gia đình và trẻ em và các kiến nghị giải pháp xây dựng.
  • Công tác huy động nguồn lực cung cấp dịch vụ cho gia đình và trẻ em.
  • Công tác đào tạo liên quan tới chuyên ngành gia đình và trẻ em/ CTXH với gia đình và trẻ em:
  • Nội dung chương trình đào tạo liên quan đến CTXH với gia đình và trẻ em.
  • Vấn đề lựa chọn chuyên sâu và công tác thực hành, thực tập của sinh viên.
  • Hệ thống tài liệu, học liệu liên quan về đào tạo chuyên môn gia đình và trẻ em, CTXH với gia đình và trẻ em.
  • Vấn đề nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên liên quan đến lĩnh vực gia đình và trẻ em.
  • Thể lệ bài viết

Thể lệ bài viết theo tiêu chuẩn bài viết nghiên cứu khoa học:

  • Bài viết có thể sử dụng tiếng Việt – Anh.
  • Tiêu đề của báo cáo viết hoa, in đậm, size 15.
  • Bài viết được đánh máy bằng vi tính, 4,000- 5,500 từ và theo định dạng sau: font Unicode (Times New Roman), cỡ chữ 13, paper size: width 21 cm, height 29,7cm (A4); margin: top 2cm, bottom 2cm, left 3cm, right 2cm.
  • Tóm tắt (abstract) bằng tiếng Việt và tiếng Anh (khoảng 200 từ) đặt tại phần đầu của bài báo cáo. Tài liệu tham khảo và nguồn trích dẫn trình bày theo quy định một bài báo khoa học (khuyến khích sử dụng thể thức trình bày văn bản theo website: http://www.apastyle.org/about-apa- style.aspx).
  • Cuối bài viết đề nghị ghi rõ họ tên tác giả (hoặc các tác giả), chức vụ, chức danh khoa học, học vị, nơi công tác, địa chỉ liên hệ, số điện thoại và email.

Các bài viết sẽ được Hội đồng khoa học hội thảo quốc tế biên tập, thẩm định. Nếu được thông qua, bài viết sẽ được đăng toàn văn trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế, xuất bản có chỉ số ISBN.

III. Thời hạn đăng ký và nhận bài qua thư điện tử

– Thời hạn đăng ký tên bài viết và tóm tắt bằng tiếng Việt: 17h ngày 25/ 6/ 2016  (đăng ký bắt buộc, có thể điều chỉnh tóm tắt theo nội dung báo cáo toàn văn)

– Thông báo chấp thuận đăng ký bài viết: 17h ngày30/6/2016

– Thời hạn gửi báo cáo toàn văn: 17hngày 20/ 7/ 2016

Lưu ý: Báo cáo toàn văn bao gồm cả tóm tắt tiếng Việt và tiếng Anh, từ khóa.

  • Địa chỉ đăng ký và nộp bài
  • Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Lao động- Xã hội Cơ sở II

Người liên hệ:

ThS. Lê Thị Nhung (093.314.9968) ;

ThS. Nguyễn Thị Thanh Ngân- (093.561.7454);

Điện thoại bàn: 08.38830878 (máy lẻ: 104).

Email: hulsa.sic@gmail.com.

Ban Tổ chức rất mong nhận được bài tham luận và hân hạnh đón tiếp Quý đại biểu tham dự Hội thảo./.

comment No comments yet

You can be first to leave a comment

mode_editLeave a response

Your e-mail address will not be published. Also other data will not be shared with third person. Required fields marked as *

menu
menu