Tạo điều kiện cho người bán dâm có việc làm chính đáng, hòa nhập cộng đồng

Tạo điều kiện cho người bán dâm có việc làm chính đáng, hòa nhập cộng đồng

Một trong những nguyên tắc cơ bản của phòng, chống mại dâm là “Lấy phòng ngừa là chính, kết hợp thông tin, giáo dục, truyền thông, tư vấn về phòng, chống mại dâm với quản lý an ninh, trật tự và kiểm soát các hoạt động dễ bị lợi dụng để tổ chức hoạt động mại dâm”.

Tăng cường giáo dục, truyền thông

Dự thảo Luật Phòng, chống mại dâm đang được Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng nhằm khắc phục những điểm hạn chế trong Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm, đảm bảo nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mại dâm hiện nay. Theo đó, việc xây dựng Luật Phòng, chống mại dâm được nhấn mạnh các giải pháp phòng ngừa là chính, kết hợp thông tin, giáo dục, truyền thông, tư vấn về phòng, chống mại dâm với quản lý an ninh, trật tự và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động dễ bị lợi dụng để tổ chức hoạt động mại dâm.

Tạo điều kiện cho người bán dâm có việc làm chính đáng, hòa nhập cộng đồng - Ảnh 1

Cần tăng cường giáo dục, truyền thông trong phòng chống mại dâm (ảnh minh họa)

Xuất phát từ nguyên tắc này, biện pháp phòng ngừa mại dâm đầu tiên được cần xác định là “thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống mại dâm, nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng, làm cho mọi người tích cực tham gia phòng ngừa, ngăn chặn mại dâm, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người bán dâm, tạo cơ hội cho họ thay đổi công việc.

Đây là những thông tin cơ bản, quan trọng giúp cho người dân thấy được tác hại của mại dâm, có được những kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân, ý thức được trách nhiệm của mình, nắm được chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống cũng như giúp đỡ tạo cơ hội cho người bán dâm thay đổi công việc.
Cần phải đa dạng hoá các phương thức thông tin, giáo dục, truyền thông, đồng thời, có nhấn mạnh một số phương thức phổ biến thường gặp như: gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp; cung cấp tài liệu tuyên truyền; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hoá quần chúng khác…
Dự thảo Luật cần hướng công tác thông tin, giáo dục, truyền thông vào một số đối tượng cụ thể như: phụ nữ, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên và những người sinh sống tại khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Đây là những đối tượng có thể gọi là “có nguy cơ cao” dễ tham gia vào mại dâm hoặc trở thành nạn nhân bị mua bán vì mục đích mại dâm. Đặc biệt, để bảo đảm sự chủ động trong công tác thông tin, giáo dục, truyền thông ở cơ sở, dự thảo Luật quy định việc xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên về phòng, chống phòng, chống mại dâm ở cơ sở; huy động sự tham gia tích cực của các đoàn thể xã hội.
Quản lý về an ninh, trật tự
Một trong những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhằm hạn chế, tiến tới loại trừ nguyên nhân và điều kiện dẫn đến mại dâm chính là tăng cường công tác quản lý về an ninh, trật tự không chỉ trong nội địa mà cả khu vực biên giới, cửa khẩu và trên biển. Để tăng cường hơn nữa công tác quản lý về an ninh, trật tự, dự thảo Luật xác định cần phải theo dõi chặt chẽ nhân khẩu, hộ khẩu, giám sát chặt chẽ sự biến động dân cư, các đối tượng có tiền án, tiền sự và các đối tượng có nghi vấn khác trên địa bàn thông qua chế độ đăng ký tạm trú, tạm vắng. Ngoài ra, dự thảo Luật cũng quy định cần phải tăng cường công tác kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về mại dâm, quy định cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.
Bên cạnh biện pháp tăng cường quản lý về an ninh, trật tự thì việc quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ nhằm phòng ngừa việc lợi dụng các hoạt động này để tổ chức mại dâm là hết sức quan trọng. Dự thảo cần xác định quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ nhằm phòng ngừa việc lợi dụng các hoạt động này để tổ chức mại dâm, đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động này nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi bạo lực, xâm phạm các quyền cơ bản của người bán dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

Tạo điều kiện cho người bán dâm có việc làm chính đáng, hòa nhập cộng đồng - Ảnh 2

Cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho người bán dâm thay đổi việc làm có thu nhập chính đáng, ổn định đời sống hòa nhập với cộng đồng

Để góp phần hạn chế, tiến tới loại trừ nguyên nhân và điều kiện của tình trạng mại dâm là phải phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện có hiệu quả chính sách xoá đói, giảm nghèo, chính sách việc làm,….nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Theo đó, cần xác định việc giải quyết vấn đề mại dâm là một trong những mục tiêu ưu tiên của các chương trình phát triển kinh tế – xã hội (chương trình xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ tín dụng cho các hộ gia đình khó khăn để phát triển kinh tế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chương trình phòng, chống tội phạm).

Trên tinh thần đó, dự thảo Luật Phòng, chống mại dâm cần tăng cường các biện pháp truyền thông phòng ngừa, tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông của Nhà nước với việc huy động nguồn lực, khuyến khích công đồng tham gia truyền thông, đảm bảo an ninh trật tự phòng, chống mại dâm cũng như hỗ trợ, tạo điều kiện cho người bán dâm thay đổi việc làm có thu nhập chính đáng, ổn định đời sống hòa nhập với cộng đồng.

CAO NHẤT PHIẾN

comment No comments yet

You can be first to leave a comment

mode_editLeave a response

Your e-mail address will not be published. Also other data will not be shared with third person. Required fields marked as *

menu
menu