Tăng cường truyền thông phát triển nghề công tác xã hội

Tăng cường truyền thông phát triển nghề công tác xã hội

Ngày 11/6, tạp chí Lao động và Xã hội phối hợp với Cục bảo trợ Xã hội và The Atlantic Philanthropies tổ chức hội thảo “ Tăng cường công tác truyền thông phát triển nghề công tác xã hội năm 2015” tại Đồ Sơn- Hải Phòng.

Hội thảo nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 và Đề án Trợ giúp xã hội và Phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm lý dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020 với các nội dung mới và các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016.

Đến dự và chỉ đạo hội thảo có ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội và ông Bùi Văn Trạch, Tổng biên tập Tạp chí LĐ&XH đồng chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo có lãnh đạo một số cơ quan báo Đảng địa phương, một số báo chuyên ngành và 60 phóng viên, biên tập viên của 40 cơ quan báo chí tuyên truyền trong cả nước.

title_1292140

Tại hội thảo, các đại biểu được đại diện Cục BTXH, Tạp chí LĐ&XH, tổ chức UNICEF Việt Nam, một số Trung tâm Công tác xã hội một số tỉnh thành trao đổi làm rõ một số nội dung về: Tổng quan Đề án 32 tại Việt Nam; những khó khăn trong tuyên truyền nâng cao nhận thức đề án trên và một số khuyến nghị; nghề công tác xã hội trên thế giới và Việt Nam; mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa và cộng đồng; công tác truyền thông về phát triển; công tác truyền thông về phát triển nghề công tác xã hội trên các cơ quan báo chí hiện nay; vấn đề đào tạo nghề công tác xã hội trong các trường đại học, cao đẳng; chia sẻ kinh nghiệm của một số Trung tâm Công tác xã hội của các tỉnh về triển khai Đề án 32.

Phát biểu tại hội nghị, Tổng biên tập Tạp chí Lao động ông Bùi Văn Trạch cho biết: “Với sự vào cuộc nhanh chóng của báo chí, nhận thức của các ban, ngành, địa phương về nghề CTXH đã có chuyển biến mạnh mẽ. Nhiều tỉnh, thành phố đã thành lập và vận hành mô hình trung tâm công tác xã hội, xây dựng website nghề CTXH nhằm chuyển tải các thông điệp cũng như tiếp cận trực tiếp với các đối tượng cần trợ giúp”.

title_1292522
Bà Lê Hồng Loan – trưởng Chương trình bảo vệ trẻ em, UNICEF Việt Nam.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc tuyên truyền thực hiện Đề án còn nhiều khó khăn, hạn chế. Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận làm rõ vấn đề này và một số vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách thực hiện và phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam, trong đó công tác tuyền truyền là giải pháp quan trọng góp phần quyết định sự thành công của đề án.

Chính vì vậy trong thời gian tới, cùng với các bộ, ngành có liên quan tiếp tục việc hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật phát triển nghề công tác xã hội; các địa phương cần xây dựng mô hình điểm Trung tâm công tác xã hội tại các tỉnh thành, xây dựng mạng lưới và đào tạo bỗi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội tại mỗi địa phương.

Các cơ quan truyền thông cần đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền để mỗi người dân hiểu được ý nghĩa, mục đích tầm quan trọng của nghề này đối với sự phát triển của xã hội.

Lê Bình

comment No comments yet

You can be first to leave a comment

mode_editLeave a response

Your e-mail address will not be published. Also other data will not be shared with third person. Required fields marked as *

menu
menu