QUAN NIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN XÃ HỘI VÀ THÂN CHỦ

QUAN NIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN XÃ HỘI VÀ THÂN CHỦ

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về mối quan hệ này tồn tại trong các mô hình thực hành CTXH. Mối quan hệ được xem hiệu quả nhất là tiến trình tương tác hai chiều trao quyền cho thân chủ (TC). Sau đây là một vài quan niệm mang tính phổ biến về mối quan hệ này:

Woman Talking to Her Therapist

Woman Talking to Her Therapist

Biestek (1957)[1] quan niệm mối quan hệ này là tiến trình tương tác của thái độ và xúc cảm giữa các nhân viên xã hội và TC với mục đích trợ giúp TC đạt được sự điều chỉnh tốt đẹp hơn giữa cá nhân TC và môi trường sống của mình.

Salzberger-Wittenberg (1970)[2] nhìn nhận mối quan hệ này cũng là một tiến trình hai chiều, ở đó cả hai đều có những tác động đến với nhau, và lý tưởng nhất là hai bên học hỏi và tạo sự thay đổi lẫn nhau trong cả tiến trình này. Sự thay đổi được nhìn nhận là tiến trình trao đổi qua lại, hai chiều, mọi sự biến đổi đều có những tác động và ảnh hưởng đến những giai đoạn tiếp theo của đời người.

Kadushin (1990)[3] lập luận rằng mối quan hệ này được xem như là một cầu nối giao tiếp giữa hai người, ở đó sự thấu cảm và các hành động tự nhận thức là công cụ trung tâm để qua đó đọc được những sự tương đồng và khác biệt ẩn chứa bên trong của hai thế giới khác biệt này.

Đặc trưng của mối quan hệ này là rất quan trọng ở các lĩnh vực, các hoạt động sau trong mô hình thực hành CTXH[4]:

–       Đánh giá

–       Tạo nền tảng cho tạo dựng các công việc trong tương lai

–       Sự trợ giúp cho các cá nhân đang gặp những khó khăn trong biểu đạt cái tôi, trong mối quan hệ với cá nhân khác, và với môi trường sống của họ,

–       Được xem như là sự trợ giúp, hỗ trợ, và sự chăm sóc các cá nhân dễ bị tổn thương, và phụ thuộc vào các dịch vụ cụ thể;

–       Được xem như là sự biện hộ, và sự hoà giải đối với những cá nhân đang trải nghiệm sự kỳ thị hoặc gặp khó khăn khi tiếp cận đến các dịch vụ và các nguồn lực;

–       Được xem như một cách tiếp cận để níu giữ những sự lo âu trong những thời điểm chuyển tiếp của đời người hoặc qua những cơn khủng hoảng

–       Là nền tảng để tạo dựng năng lực cá nhân

–       Là hoạt động thực hành

Tài liệu tham khảo

[1]Biestek, F.P. (1957) The Casework Relationship, Loyola University Press, Chicago

[2] Salzberger-Wittenberg, A (1970), Psychoanalytic Insight and Relationships: A Kleinian Approach, Routledge & Kegan Paul Books, London

[3] Kadushin, A (1990) The Social Work Interview. A Guide for Human Service Professionals, 3rd edn. New York: Columbia University Press, NY.

[4] Trevithick, P. (2003). Effective relationship-based practice: A theoretical exploration. Journal of Social Work Practice, 17(2), 163-176.

    Nguồn: http://www.socialwork.vn

 

comment No comments yet

You can be first to leave a comment

mode_editLeave a response

Your e-mail address will not be published. Also other data will not be shared with third person. Required fields marked as *

menu
menu