Phát triển nghề công tác xã hội chuyên nghiệp là một hướng đi đúng

Phát triển nghề công tác xã hội chuyên nghiệp là một hướng đi đúng

Trên thế giới, nghề công tác xã hội (CTXH) đã có từ lâu, được cộng đồng xã hội rất coi trọng. Còn ở Việt Nam thì đây là một lĩnh vực hoạt động mới xuất hiện. Bắt đầu từ năm 2010, Quyết định số 32/2010/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020 thì CTXH cũng mới chính thức được công nhận là một nghề cụ thể. Tuy vậy, hiểu biết và nhận thức của xã hội về nghề này vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần phải tiếp tục nâng cao hiểu biết của cộng đồng xã hội về ngành nghề này.

Ngay sau khi Đề án phát triển Nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020 được ban hành, các Bộ, ngành chức năng đã ban hành các văn bản quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội, chức danh, mã số các ngạch viên chức công tác xã hội, Thông tư liên tịch hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ – TTg ; Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội công lập…

Chuyen_nghip_hoa_ngh_cong_tac_xa_hi

Nhân viên Trung tâm Bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè chăm sóc trẻ khuyết tật (Nguồn ảnh: Internet).

Như vậy có thể khẳng định rằng, Quyết định 32 – Đề án phát triển Nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020 đã tạo ra một hành lang pháp lý để từng bước phát triển nghề công tác xã hội chuyên nghiệp. Đồng thời cũng tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp bộ đảng, chính quyền và xã hội về nghề công tác xã hội.

Trong 5 năm qua đã có hàng ngàn cán bộ, nhân viên, cộng tác viên, cán bộ đoàn thể đã được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn, hội thảo, thăm quan các mô hình về công tác xã hội, nhiều trung tâm cung cấp dịch vụ xã hội đã được thành lập mới, một số trung tâm bảo trợ xã hội được bổ sung thêm chức năng công tác xã hội.

Thông qua các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội, các cấp bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội và các đối tượng xã hội đều đánh giá đây là mô hình hoạt động rất phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Không nên phó thác hoàn toàn công tác trợ giúp xã hội cho những người làm nghề CTXH, mà đó là công việc của toàn xã hội, cả hệ thống chính trị đều phải chung tay gánh vác. Cần phải coi kết quả CTXH như là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá kết quả công tác an sinh xã hội. Không chỉ các đối tượng yếu thế trong xã hội mới cần trợ giúp xã hội, mà chính những người làm nghề CTXH cũng đã cần được trợ giúp, đó chính là trợ giúp về khung pháp lý để nghề CTXH hoàn thiện và phát triển vững chắc; trợ giúp nâng cao mức thu nhập cho những người làm nghề CTXH để họ yên tâm làm việc, cống hiến; trợ giúp nâng cao điều kiện làm việc và cơ sở vật chất cho các cơ sở CTXH để hệ thống các cơ sở này phát triển cả về bề rộng và chiều sâu… Làm được như vậy, chắc chắn nghề CTXH ở nước ta sẽ phát triển, góp phần đắc lực vào công tác an sinh xã hội; bồi đắp thêm truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

THANH HOA/Lao động và Xã hội

comment No comments yet

You can be first to leave a comment

mode_editLeave a response

Your e-mail address will not be published. Also other data will not be shared with third person. Required fields marked as *

menu
menu