NHỮNG THÔNG TIN VỀ Y TẾ VÀ ĐIỀU TRI COVID

NHỮNG THÔNG TIN VỀ Y TẾ VÀ ĐIỀU TRI COVID

Một số phương pháp để nhận biết bị nhiễm Covid-19

Phương pháp 1: Các triệu chứng

 Để ý các cơn ho có thể kèm chất nhầy hoặc không

Mặc dù cũng là bệnh nhiễm trùng hô hấp, COVID-19 có thể có các triệu chứng không giống như các bệnh hô hấp thông thường như cảm hoặc cúm. Ho là một triệu chứng phổ biến, có thể kèm đờm hoặc không. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn bị ho và nghĩ rằng mình bị nhiễm COVID-19.

Bạn có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn nếu bệnh đang hoành hành trong cộng đồng ở khu vực bạn đang sinh sống, nếu bạn mới tiếp xúc với một người có khả năng đã nhiễm bệnh hoặc vừa trở về từ những vùng có tỷ lệ lây nhiễm cao.

Những khi bị ho, bạn cần dùng khăn giấy hoặc tay áo che miệng để tránh lây sang những người xung quanh. Bạn cũng có thể đeo khẩu trang y tế để ngăn các giọt bắn có nguy cơ gây lây nhiễm cho những người khác.

Khi bị bệnh, bạn hãy tránh xa những người thuộc nhóm có nguy cơ cao bị lây nhiễm và biến chứng, bao gồm người từ 65 tuổi trở lên, trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ mang thai và những người đang uống thuốc ức chế miễn dịch.

Đo thân nhiệt để xem bạn có bị sốt không

COVID-19 thường gây sốt. Nếu bị sốt, bạn cần gọi cho bác sĩ trước khi đến bất cứ cơ sở y tế nào. Ngoài việc tìm sự chăm sóc y tế, bạn cũng nên ở nhà khi bị bệnh.

Khi bị sốt nghĩa là bạn có khả năng lây bệnh cho những người khác. Hãy bảo vệ mọi người bằng cách nghỉ ở nhà.

Lưu ý rằng sốt là triệu chứng của nhiều loại bệnh, thế nên chưa chắc là bạn đã bị mắc COVID-19.

Đi cấp cứu ngay nếu bạn bị khó thở

Khó thở luôn luôn là triệu chứng nghiêm trọng, vì vậy bạn hãy đến gặp bác sĩ hoặc đến trung tâm cấp cứu để được chăm sóc y tế. Bạn có thể bị bệnh nghiêm trọng cho dù có mắc COVID-19 hay không. Thở gấp cũng là một triệu chứng thường gặp nhưng ít nghiêm trọng hơn mà bạn nên báo cho bác sĩ biết.

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), chủng này của virus corona có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi. Hãy liên lạc với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp các vấn đề về hít thở để đảm bảo an toàn.

Cảnh báo: Những người có hệ miễn dịch yếu hoặc có bệnh nền từ trước như ung thư, bệnh tim hoặc tiểu đường dễ bị tổn thương trước căn bệnh nhiễm COVID-19 nguy hiểm chết người này. Trẻ sơ sinh và người già cũng có nguy cơ bị biến chứng, chẳng hạn như viêm phế quản hoặc viêm phổi. Nếu bạn hoặc người mà bạn đang chăm sóc có nguy cơ cao, hãy thật cẩn thận để tránh tiếp xúc với những người hoặc động vật bị nhiễm bệnh.

Theo dõi các triệu chứng ít gặp hơn của COVID-19

Sốt, ho và cảm giác mỏi mệt là các triệu chứng phổ biến nhất, nhưng một số người còn có các biểu hiện khác. Các triệu chứng như đau họng, đau đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, đau và nhức người, tiêu chảy, viêm kết mạc (đau mắt đỏ), phát ban trên da hoặc biến màu ở đầu ngón tay và ngón chân cũng có thể là dấu hiệu của COVID-19. Lạnh run, chảy nước mũi, nghẹt mũi và nôn cũng là các dấu hiệu nhiễm virus COVID-19.  

Nếu bạn có lo lắng thì cũng dễ hiểu, nhưng hãy nhớ rằng ít có khả năng bạn bị nhiễm COVID-19 nếu bạn không bị sốt, ho và thở gấp.

Lời khuyên: Nếu bạn còn trẻ và có sức khoẻ tốt, các triệu chứng nhiễm COVID-19 ở bạn có thể rất nhẹ. Nếu gần đây bạn có đi đến những nơi khác hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm COVID-19, hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng về hô hấp để hỏi xem bạn có cần phải xét nghiệm không. Trong thời gian đó, bạn hãy ở nhà để không lây cho những người khác.

Phương pháp 2: Xét nghiệm và điều trị

Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng mình bị nhiễm COVID-19. 

Hãy cẩn thận với các triệu chứng nếu bạn nghĩ mình có khả năng nhiễm COVID-19, vì bệnh có thể tiến triển đến mức đe doạ tính mạng. Gọi cho bác sĩ để hỏi xem bạn có cần phải xét nghiệm tìm virus corona không. Kể với bác sĩ về các triệu chứng và cho họ biết nếu gần đây bạn có đến những vùng khác hoặc có khả năng tiếp xúc với người có bệnh. Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, dù là đi xét nghiệm hay ở nhà và theo dõi các triệu chứng.

Báo cho nhân viên phòng khám biết rằng bạn có thể bị nhiễm COVID-19 trước khi đến đó. Như vậy, họ có thể chuẩn bị các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm cho các bệnh nhân khác.

Tổng hợp: Ban biên tập Nhóm Hành động Công tác xã hội

Theo Cdc.gov

 

comment No comments yet

You can be first to leave a comment

mode_editLeave a response

Your e-mail address will not be published. Also other data will not be shared with third person. Required fields marked as *

menu
menu