Lịch sử phát triển Công tác xã hội

Lịch sử phát triển Công tác xã hội

Thật khó để xác định chính xác ngày ra đời ngành công tác xã hội. Mặc dù NASW tuyên bố năm 1998 là kỷ niệm 100 năm ngành xã hội học nhưng thực tế đây chỉ là lễ kỷ niệm khóa đào tạo đầu tiên về công tác xã hội tại Hoa Kỳ, diễn ra mùa hè năm 1989 tại New York. Trước đó đã có những khóa đào tạo tại Vương quốc Anh, và có lẽ tại một số nơi khác trên thế giới, trường học đầu tiên chính thức đào tạo ngành xã hội học được bắt đầu tại Amsterdam năm 1989. Tại các quốc gia phát triển, các hoạt động cứu trợ bắt đầu dưới nhiều hình thức khác nhau. Vậy khi nào những công việc này được gọi là công tác xã hội? Một dấu mốc là khi chúng trở thành những công việc lâu dài chứ không chỉ là những việc riêng lẻ dưới sự quản lý của một bộ phận theo tôn giáo. Hoặc là khi những công việc này được thực hiện bởi các cá nhân cống hiến hỗ trợ như một việc làm thường xuyên chứ không chỉ là làm việc tình nguyện nhất thời. Ví dụ, Van Wormer (1997), ghi nhận rằng việc tuyển nhân viên đầu tiên làm công tác xã hội là thuê Mary Stewart, một người làm cho Tổ chức Từ thiện (COS) đã được đào tạo, năm 1895 bởi Bệnh viện Miễu phí Hoàng gia (Royal Free Hospital) tại Luân Đôn. Nhiệm vụ của cô gái này là xác định xem bệnh tâm thần có đủ điều kiện để điều trị miễn phí không. Một giải thích khác về việc công tác xã hội trở thành ngành là khi các cá nhân làm công tác xã hội đúc kết lại thành hệ thống công việc của họ và cố gắng đào tạo những người khác theo cách thức tương tự.

Rõ ràng, thời điểm khởi đầu dễ xác định nhất là việc bắt đầu khóa đào tạo chính thức về công tác xã hội. Quả thực có thể bàn luận vấn đề đây là thời điểm công tác xã hội trở thành ngành. Các dấu mốc quan trọng trước đó có thể bao gồm sự thành lập các tổ chức như các khi nhà định cư, Hiệp hội thiên chúa giáo dành cho Phụ nữ trẻ (YWCA). Sự thành lập các tổ chức như vậy thể hiện sự cố gắng cung cấp các dịch vụ xã hội một cách có tổ chức, được thực hiện bởi các nhân viên được trả công để cống hiến làm công việc này như công việc chính của mình.

Sự phát triển quốc tế

Khi thuật lại nguồn gốc ra đời của công tác xã hội trên thế giới, sẽ có những quan điểm bàn luận liên quan đến cả thời điểm cung cấp hỗ trợ hoặc cung cấp đào tạo. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng việc thành lập trường đào tạo công tác xã hội hoặc thậm chí một chương trình đào tạo chính thức về công tác xã hội luôn được ghi chép cụ thể hơn vào tư liệu và do đó sẽ chính xác hơn.

Hai mô hình khác nhau về sự phát triển công tác xã hội là rõ ràng. Các trường đào tạo công tác xã hội mọc lên cùng lúc tại Luân Đôn, Amsterdam, New York và Béc-lin những năm 1990 (de Jongh, 1972). Trong một thời gian dài người ta cho rằng đây là sự phát triển đồng thời, các nghiên cứu mới về báo chí và tư liệu thời đó cho thấy Mary Richmond, một người tiên phong trong việc nghiên cứu công tác xã hội tại Hoa Kỳ, không chỉ đọc các tác phẩm của Anh về sự phát triển các Tổ chức Từ thiện (COS) mà còn tham dự các cuộc họp của tổ chức tại Luân Đôn, nơi kế hoạch đào tạo được đưa ra (Kendall, 2000). Việc đào tạo chính thức tại Hoa Kỳ và Châu Âu được tổ chức nhăằ đáp ứng yêu cầu của những người cung cấp dịch vụ xã hội, các dịch vụ ngày càng phát triển để phục vụ nhu cầu của con người, hệ quả của Cách mạng công nghiệp. Các dịch vụ gia đình, nhà định cư, hỗ trợ trẻ mồ côi, quả phụ, người nhập cư và các phụ nữ lao động trẻ tăng nhanh để đáp lại các điều kiện làm việc khắc nghiệt. Trái lại, de Jongh (1972) viết: “Tôi không biết bất kỳ quốc gia đang phát triển nào mà việc đào tạo công tác xã hội là kết quả bắt nguồn từ sự phát triển quốc gia; nguồn gốc của việc đào tạo luôn xuất phát từ ảnh hưởng nước ngoài mạnh mẽ” (trang 23). Do đó, chúng ta có 2 kiểu khuôn mẫu: công tác xã hội phát triển tại Hoa Kỳ và phần lớn Châu Âu như sự phản ứng tự nhiên với các điều kiện sống cuối thế kỷ 19, và công tác xã hội du nhập vào các quốc gia châu Á, châu Phi do các chuyên gia châu Mỹ và châu Âu nhằm giải quyết vấn đề “kém phát triển”. Khuôn mẫu thứ 3, xuất hiện sau tác phẩm của Jongh, là sự du nhập, hay tái du nhập công tác xã hội hiện đại vào khối các quốc gia Đông Âu cũ, bao gồm Nga, các quốc gia Đông Âu, Trung Quốc, và Việt Nam; quá trình này cũng chịu ảnh hưởng từ bên ngoài.

Các tổ chức dịch vụ xã hội mọc lên tại Châu Âu và Hoa Kỳ

Như Van Wormer (1997) đã tóm lược “hai phong trào phát triển về phúc lợi xã hội bắt đầu cuối thế kỷ 19 định hình nên sự phát triển của ngành xã hội: sự thành lập các tổ chức từ thiện (COSs) và nhà định cư” (P.162). Mỗi trào lưu phát triển đều là phản ứng lại các căn bệnh của xã hội thời đại, tuy nhiên chúng khác nhau về triết lý và cách tiếp cận. Cả hai loại hình này đều bắt đầu tại London, Tổ chức Từ thiện năm 1869 và nhà định cư đầu tiên, Toynbee Hall, 1884. Trong chưa đầy một thập kỷ, mỗi loại hình này đều được chuyển tới Hoa Kỳ, một ví dụ điển hình ban đầu về chuyển giao công nghệ dịch vụ con người. Tổ chức từ thiện đầu tiên được thành lập tại Hoa Kỳ năm 1877 tại Buffalo và tiếp theo là sự phát triển nhanh chóng của các tổ chức này tại các thành phố khác. Hull House được thành lập tại Chicago năm 1889, sau chuyến thăm của Jane Addams tới Toynbee Hall. Hướng cải cách công tác xã hội bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi phong trào lập nhà định cư tại Hoa Kỳ và châu Âu. Các nhân viên của Tổ chức Từ thiện (COS), với sự chú trọng đến nhu cầu những người khốn khó và kết hợp giữa ghi chép “khoa học” và thăm viếng thân thiện, là những người tiên phong trong thế hệ những người làm công tác xã hội. Nhu cầu được đào tạo bài bản công tác xã hội dẫn đến sự thành lập các khoá đào tạo tại New York đã được đề cập trên đây vào năm 1898.

Các tổ chức dịch vụ xã hội cũng phát triển tại các nơi khác trên thế giới, thông thường là hệ quả của hoạt động thực dân hoá. Jamaica là một ví dụ thú vị:

Khía cạnh trong đó các tổ chức từ thiện thiết lập tại các thuộc địa Tây Ấn của Vương quốc Anh được cho là chuyển giao mô hình từ nước mẹ được phản ánh qua tên các chương trình tại Khu vực. Không nơi nào minh hoạ cụ thể điều này hơn là Tổ chức Từ thiện Kingston xây dựng năm 1990 với mục đích hoàn thiện việc chuyển giao tổ chức từ thiện tư nhân trong cộng đồng. Tuy nhiên đây không phải là trường hợp nổi bật trong sự phát triển các tổ chức xã hội và hệ thống hoá và chuyên môn hoá công nghệ chuyển giao dịch vụ xã hội của Tổ chức Từ thiện London gốc những năm 1950 và các biến thể của Buffalo, New York, Montreal và các thành phố bắc Hoa Kỳ và Canada khác. KCOS (Tổ chức Từ thiện Kingston) được thành lập đặc biệt thành nơi cung cấp các hỗ trợ nhân đạo (Maxwell, 1993, p.9)

Đào tạo công tác xã hội phát triển

Đào tạo chuyên nghiệp có thể tính là dấu mốc của sự thành lập ngành xã hội. Năm 1899, trường đạo tạo công tác xã hội đầu tiên ra đời tại Amsterdam, Học viện Đào tạo Công tác xã hội. Trong phần giới thiệu về trường, đây là trường đào tạo những khoá học 2 năm với mục đích “đào tạo phương pháp, lý thuyết và thực tiễn cho những đối tượng mong muốn cống hiến vào một số công tác quan trọng nhất định trong xã hội” (Liên Hợp quốc, 1958,p.109). Năm chuyên ngành học bao gồm: phúc lợi cho người nghèo, quản lý nhà định cư “Toynbee work”, chăm sóc trẻ mồ côi và trẻ bị ngược đãi, công tác xã hội trong các nhà máy và xưởng sản xuất.

Chương trình toàn diện này được đưa ra sau nhiều nỗ lực tổ chức các bài giảng về công tác xã hội tại nhiều nơi cho lực lượng làm công tác xã hội. Octavia Hill mở lớp tập huấn tại Anh từ năm 1873. Tiếp đó một loạt các bài giảng được tổ chức tại London suốt những năm 1890. Năm 1895, một khoá học mùa hè được Hull House tài trợ tổ chức tại Chicago. Sau đó, năm 1898, Tổ chức Từ thiện New York khai giảng một năm học mùa hè về công tác nhân đạo sau khi Mary Richmond kêu gọi việc đào tạo có tổ chức trong bài phát biểu của bà tại Hội thảo quốc gia 1897 về Công tác xã hội. Được nhìn nhận như sự bắt đầu của ngành đào tạo công tác xã hội tại Hoa Kỳ, trường học mùa hè bắt đầu đào tạo các khoá 1 năm chính quy từ năm 1904 và cuối cùng trở thành Trường Đào tạo công tác xã hội thuộc Đại học Colombia (Liên Hợp quốc, 1958). Trong năm trước đó, 1903, trường Xã hội London cũng khai giảng lớp học 2 năm về lý thuyế và thực tiễn sau những nỗ lực của các Tổ chức Từ thiện (COS) và “sự chuyên nghiệp hoá”. Tại lục địa châu Âu, Alice Salomon bắt đầu mở khoá đào tạo cho các phụ nữ trẻ yêu thích công tác xã hội vào năm 1899 và thành lập trường đào tạo công tác xã hội đầu tiên tại Đức (Berlin) năm 1908 (wieler, 1988). Do đó, de Jongh ghi nhận, đào tạo công tác xã hội nổi lên cùng lúc tại Anh, Hoa Kỳ, châu Âu vào cuối thế kỷ, phát triển nhanh chóng tại mỗi nơi từ các bài giảng đến đào tạo chính quy.

Xa hơn tại phía Đông châu Âu, Trường đào tạo công tác xã hội được thiết lập tại Đại học Miễn phí Balan tại Vacsava năm 1925 bởi Madame Helene Radlinska. Chương trình học 2 năm ở đây cũng được bắt đầu sau khi có một số khoá học ngắn về công tác xã hội (Hội thảo quốc tế về công tác xã hội. 1929). Madame Radlinska thảo luận với những người làm công tác đào tạo tại Hội thảo quốc tế về Công tác xã hội năm 1928 rằng bà thấy rất khó để cân bằng giữa lý thuyết và thực hành. “Thực tế, có rất ít giảng viên kết hợp được kinh nghiệm thực tiến và tiêu chuẩn lý thuyết; do đó khó cân bằng được giữa thực hành và lý thuyết trong công tác xã hội” (Radlinska, 1929, p.92). Vì vậy, vấn đề này đã và tiếp tục là thử thách trong những năm đầu thực hiện đào tạo công tác xã hội tại bất cứ nơi đâu.

Mở rộng ra ngoài châu Âu: Công tác xã hội và Đào tạo công tác xã hội buổi đầu tại Mỹ latinh, châu Á và châu Phi

Vào những năm 1920, ảnh hưởng quốc tế đã đóng vai trò chủ yếu đối với sự lan rộng của công tác xã hội chuyên nghiệp. Trường đào tạo công tác xã hội đầu tiên tại Santiago, Chile, trường đầu tiên tại Mỹ latinh, được thành lập năm 1925 bởi Alejandro del Rio, một nhà vật lý với sự hỗ trợ của một nhà vật lý khác, René Sand, người Bỉ. Trường học được thành lập sau chuyến thăm châu Âu của Ông del. Rio nhằm xem xét vai trò của các nhân viên xã hội trong việc trợ giúp các nhà vật lý. Việc gặp gỡ tiến sĩ Sand trong chuyến đi khiến ông có cơ hội dừng chân tại Trường trung tâm xã hội học tại Brussels (Kendall, 2000). HIệu trưởng đầu tiên của trường học tại Chile là Madame Bernier đến từ Bỉ, được ông Sand tuyển dụng theo yêu cầu của del Rio. Tiến sĩ del Rio vẫn tham gia vào công việc của trường tới năm 1932 và tiếp tục nhờ sự trợ giúp của tiến sĩ Sand, được ghi chép trong thư từ trao đổi giữa hai ông (Kendall, 2000).

Một hình mẫu phát triển tương tự tại nước láng giềng Áchentina nơi các bác sĩ tiến hành nghiên cứu về ý tưởng sử dụng “những người thăm nom làm công tác vệ sinh” mà họ đã chứng kiến tại châu Âu. Trong những năm đầu thập kỷ 1930, một trường học được thành lập với sự liên kết của Trường Dược tại Đại học Buenos Aires nhằm đào tạo các nhân viên hỗ trợ cho bác sĩ. Các ảnh hưởng ban đầu tới sự phát triển công tác xã hội tại Achentina xuất phát từ Bỉ, Pháp, Đức và công tác từ thiện và xã hội này được nhấn mạnh như công việc hỗ trợ cho các ngành khác (R. Teubal, giao tiếp cá nhân, tháng 03/1997). Hình thức truyền thống công tác nhân đạo tại Achentina đã xuất hiện lâu dài trước khi thành lập trường. Ví dụ, năm 1823, một tổ chức dành cho phụ nữ có tên Hiệp hội từ thiện được thành lập và có quyền quản lý các trường trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi. Tồn tại đến năm 1948, tổ chức này được mô tả như “đến nay là tổ chức nhân đạo quyền lực nhất thế kỷ 19” (Queiro-Rajalli, 1995, p.92). Đến những năm 1940, công tác xã hội và việc đào tạo công tác xã hội tại Áchentina đã bị ảnh hưởng bởi các ý tưởng từ châu Âu và bởi tôn giáo và truyền thống nhân đạo của chính quốc gia họ. Từ những năm 1940 đến 1960, ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại đây trở nên mạnh mẽ hơn,du nhập môn tâm lý học và trị liệu tâm lý vào công tác xã hội tại Achentina.

Các trường đầu tiên tại châu Phi bắt đầu tại phần cuối của lục địa này, đó là Nam Phi năm 1924 và Ai Cập năm 1936. Tại Nam Phi, việc đào tạo công tác xã hội xuất hiện nhằm giải quyết các vấn đề của “người da trắng nghèo”; lý thuyết đào tạo được mượn từ Bắc Mỹ và châu Âu với rất ít điều chỉnh (Mazibuko, McKendrick, & Patel, 1992). Khoá học năm 1924 được thành lập tại Đại học Cape Town. Trong một thập kỷ, khoá học này được kết hợp với các chương trình công tác xã hội tại Pretoria và Stellenbosch; năm 1938, Hội đồng các trường đại học về khoa xã hội được thành lập để thúc đẩy việc nghiên cứu công tác xã hội tại Nam Phi (Ntusi, 1995). Trong khi có một truyền thống đối lập về chủ nghĩa tự do, ủng hộ sự đa dạng và mở cửa, việc đào tạo công tác xã hội buổi đầu gắn với Broederbond, một phong trào của người châu Phi da trắng gốc Âu (Afrikaner) phản đổi bất cứ sự đồng hoá văn hoá nào. Như Ntusi giải thích (1995):

Việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội đối với người da trắng nghèo để phục vụ hai mục đích. Chúng liên kết và thắt chặt hơn ranh giới dân tộc và đưa đến sự phát triển của một nhóm chuyên nghiệp, trung thành với chính phủ và tất cả nhằm đạt mục tiêu của chính phủ xoá bỏ nghèo khó cho người da trắng.

Đối với hình mẫu này, tiến sĩ Verwoerd đã thành lập khoa xã hội học và công tác xã hội tại Đại học Stellenbosch năm 1932. Hai hình mẫu của chủ nghĩa tự do – chú trọng đến sự nghèo khó nói chung – và quan điểm của người châu Phi da trắng gốc Âu chú trọng về dịch vụ đối với người da trắng – vấn tiếp diễn trong vấn đề đào tạo công tác xã hội tại Nam Phi trong nhiều thập kỷ.

Trường học đầu tiên tập trung vào đào tạo công tác xã hội cho những người không phải da trắng là Trường công tác xã hội Jan H.Hofmeyr, thành lập năm 1941 với sự hỗ trợ từ YMCA (Kendall, 2000). Đây là kết quả của việc kết hợp giữa Hofmeyr, một nhà nhân đạo Nham Phi người tin vào sự bình đẳng và Ray Phillips, một nhà truyền giáo của Hệ thống giáo đoàn, người có học vị giáo sư tại Đại học Yale; Phillips tin vào “sự bình đằng hoàn toàn giữa nam giới và phụ nữ của bất kỳ chúng tộc nào và trong bất kỳ hoàn cảnh nào”, việc ông thành lập trường là một cách biến niềm tin của ông thành hành động (Kendall, 2000, p.85).

Đào tạo công tác xã hội tại Trung Đông/Bắc Phi bắt đầu tại Cairo năm 1936, thời gian Ai Cập được công nhận là quốc gia độc lập. Theo Ragab (1995), trong giai đoạn đầu phát triển, “mô hình của Hoa Kỳ được áp dụng thành công vào Ai Cập” (P.281). Những người thành lập, bao gồm một số người gốc nước ngoài và các nhân viên hoạt động xã hội được đào tạo, tin tưởng rằng nhiều vấn đề xã hội sẽ được giải quyết với biện pháp cải cách xã hội dựa trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu vững chắc. “Trường học là một thành công nhanh chóng .. khi đất nước đang ngập tràn thế hệ trẻ với những ý tưởng và lòng nhiệt tình, với nỗ lực tìm kiếm vai trò trong việc tái cơ cấu và phát triển quốc gia” (Ragab, 1995, p.284). Các dịch vụ xã hội trở nên chính thức hơn và nhiều việc làm được tạo ra khi chính phủ thành lạp Bộ Lao động xã hội năm 1939 để cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng. Trước năm 1939, các dịch vụ xã hội tại Ai Cập hoàn toàn mang tình chất tự nguyện, được tổ chức bởi các thành đường Hồi giáo và các tổ chức phi chính phủ (Walton & El Nasr, 1988). Trong khi một số trường khác phát triển tại Ai Cập, chỉ đến năm 1975 việc đào tạo công tác xã hội mới được đưa vào đại học khi Viện đào tạo công tác xã hội tại Cairo trở thành một phần của Đại học mới thành lập Helwan.

Một tổ chức giống như nhà định cư, Nagpada Neighborhood House được thành lập năm 1926 trong khu ổ chuột Bombay, Ấn Độ, bởi tiến sĩ Clifford Manshardt, một nhà truyền giáo Hoa Kỳ. Một tu sĩ của giáo đoàn, Mansharrdt đã bị từ chối lúc đầu khi ông xin vào làm công tác truyền giáo bởi vì những người làm trong nhà thờ thấy rằng ông là người theo chủ nghĩa lý tưởng một cách đáng khen, nhưng về mặt tôn giáo thì vẫn chưa đủ (Manshardt, 1967, p.9). Đặc biệt điều rắc rối với nhà thờ là ở quan điểm của ông về tình anh em giữa những người đàn ông, ông cho rằng tình anh em có thể có đối với tất cả mọi người, bất kể niềm tin của họ là gì. Cuối cùng ông cũng được giao đảm nhận một vị trí làm công việc xã hội và được tuyên bố rằng, với những suy nghĩ không chính thống của ông, ông sẽ không được sử dụng để làm các công việc chính thức của nhà thờ với gia đình Thiên chúa giáo bởi vì quan điểm của ông có thể “làm rối loạn lòng tin của họ”; tuy nhiên, với vai trò đảm nhận công việc xã hội, nhà thờ cho rằng ông sẽ vô hại và nói chung là tốt” (Manshardt, 1967,p.11).

Kể từ khi làm việc trong nhà thờ, Manshardt tin rằng “chuẩn mực công tác xã hội tại ấn Độ không thể được nâng cao nếu không có một trường về công tác xã hội cố định được thành lập nhằm tham gia tiếp tục vào công việc nghiên cứu các vấn đề xã hội và đào tạo công tác xã hội chính quy”(Manshardt, 1941, p.15). Với sự hỗ trơn tài chính từ một nhà công nghiệp ấn Độ, Manshardt đã mở trường chuyên nghiệp đầu tiên tại ấn Độ, Trường Công tác xã hội của Sir Dorabji Tata, tại Bombay năm 1936. Đội ngũ giảng dạy của Khoa gồm có một người Do thái gốc Đức, một giáo sư Hoa Kỳ, hai người ấn Độ, một người được đào tạo cơ bản về thần học và một người về xã hội học.(Desai, 1987). Trường học chú trọng vào các vấn đề xã hội và tiên phong trong việc đào tạo lực lượng làm công tác phúc lợi cho người lao động để giải quyết vấn đề của các nhà máy đang mọc lên cùng với lực lượng lao động đông đảo từ các vùng nông thôn tới Bombay. Phúc lợi cho người lao động vẫn tiếp tục là vấn đề quan trọng đối với công tác xã hội tại ấn Độ. Trường học thứ hai, trường Delhi (nguồn gốc được xây dựng tại Lucknow), được hình thành năm 1946, “dưới sự tài trợ của YWCA (Hiệp hội Thiên chúa giáo cho phụ nữ trẻ) của ấn Độ, Myanmar và Ceylon với sự hỗ trợ quan trọng của Ban quốc tế YWCA của Hoa Kỳ”(Yelaja, 1969, p.365). Nói đến khuôn mẫu phát triển do de Jongh đưa ra (1972) đã đề cập tại phần đầu chương, ấn Độ là một trường hợp khác mà “sự ra đời và phát triển ban đầu của công tác xã hội..không phải là sản phẩm bản xứ” (Kudchodkar, 1963,p.96). Đào tạo công tác xã hội tại ấn Độ bị ảnh hưởng nặng nề bởi hình mẫu Hoa Kỳ trong nhiều năm.

Hoạt động xã hội được công nhận đầu tiên tại Trung Quốc (như được ghi nhận trong văn học) là hoạt động xã hội về y tế tại khoa công tác xã hội bệnh viện tại Bắc Kinh, thành lập năm 1921 bởi một nhân viên làm công tác xã hội Hoa Kỳ, Ida Pruitt. Bộ phận này cung cấp các dịch vụ nghiên cứu xã hội, công tác thích ứng, tái định cư, bên cạnh đó, đào tạo dịch vụ được tổ chức cho các nhân viên xã hội- có thể đây là công việc đào tạo đầu tiên tại Trung Quốc. Các giáo sư Hoa Kỳ đến từ Princeton thành lập khoa xã hội học tại Đại học Yanjing (hiện giờ là Bắc Kinh) năm 1922. một chuyên khoa mà vài năm sau đó đã trở thành Khoa xã hội học và dịch vụ xã hội (Leung, 1995). Công tác xã hội và đào tạo công tác xã hội bị ảnh hưởng nặng nề bởi các nhà truyền giáo Hoa Kỳ và các tổ chức hữu quan như Hiệp hội Thiên chúa giáo cho những người đàn ông trẻ và Hiệp hội Thiên chúa giáo cho những người phụ nữ trẻ. Mặc dù có một số hoạt động tại khu vực nông thôn, trọng tâm vẫn nhằm vào các vấn đề y tế thành thị, một mô hình không phù hợp với nhu cầu gây nhiều sức ép tại Trung Quốc (Leung, 1995)

Phát triển tiếp tục những năm 1930. Tại các quốc gia châu Âu nơi đào tạo công tác xã hội phát triển sau “làn sóng đầu tiên”, sự ảnh hưởng từ nước ngoài cũng đóng vai trò quan trọng. Ví dụ, tại Đan Mạch, trường học đầu tiên được thành lập năm 1937 tại Copenhaghen bởi Manon Luttichau. Làm việc với một tổ chức tư nhân tên là Vì phụ nữ Đan Mạch (Danske Kvinders Velffaerd) trong suốt những năm 1920 và đầu năm 1930, Luttichau đã đến Hoa Kỳ trong một chuyến nghiên cứu khảo sát, tại đó bà nhận ra rằng các công nhân xã hội cần được đào tạo chuyên nghiệp. Trở lại Đan Mạch, bà ghi nhận, sự đồng cảm là cần thiết, tuy nhiên điều đó không đủ để tạo nên một người hoạt động xã hội. Bà cũng tới Đức và khuyến khích những người quan tâm đến công tác xã hội đi tham quan và học hỏi. Bà cho rằng không một người hoạt động xã hội nào có thể ngồi một chỗ và phát triển công tác xã hội mà phải đi thăm nhiều nơi để trao đổi kinh nghiệm (Inger Hjer-rild, giao tiếp cá nhân, tháng 04/1997).

social-worker-1910-for-web

NGƯỜI TIÊN PHONG TẠI ĐAN MẠCH: MANON LUTTICHAU

Manon Luttichau là cá nhân có ảnh hưởng nhất trong việc thiết lập nên công tác xã hội tại Đan Mạch. Sinh ngày 9/04/1900, một năm sau khi trường đào tạo công tác xã hội đầu tiên thành lập tại Châu Âu, cô nhanh chóng cảm thấy yêu thích các hoạt động xã hội “tiền chuyên nghiệp” sau đó phát trỉên tại Đan Mạch. Hoạt động buổi đầu tại đó được thực hiện tại các khu nhà định cư dành cho phụ nữ trẻ, một số người mang thai và không có nơi nào để đến. Công tác xã hội cũng được thực hiện như “công tác đường phố” – ví dụ, hỗ trợ phụ nữ ở gần các nhà ga xe lửa.Từ năm 1922 đến 1932, Luttichau làm trợ lý cho một trong những tổ chức như vậy, Tổ chức vì phụ nữ Đan Mạch. Trong những năm này, bà cũng tới một số nước, trong đó có Hoa Kỳ nhằm tích luỹ kiến thức và lòng đam mê để thiết lập nên ngành công tác xã hội tại Đan Mạch.

Ngày 01/04/1934, bà được nhận vào làm việc tại Bệnh viện Copenhagen Minicipal như một “nhân viên xã hội”, một chức danh công việc mới tại Đan Mạch, không nghi ngờ gì được đem lại sau chuyến đi của bà đến Hoa Kỳ. Năm 1936, bà tập hợp một nhóm các nhà vật lý, luật sư và một số khác để vạch kế hoạch đào tạo công tác xã hội cho Đan Mạch. Khai giảng ngày 05/01/1937, các lớp diễn ra tại hội trường của bệnh viện, sử dụng các không gian trống và 29 giáo viên tình nguyện. Tên gốc của trường là Trường xã hội Đan Mạch. Luttichau là “trưởng khoa” với hai khối sinh viên đầu tiên. Bà cũng lập nên Hiệp hội quốc gia những người hoạt động xã hội tại Đan Mạch năm 1938.

Là một nhà quốc tế học thực thụ, Mattichau cho rằng sự giao lưu giữa các quốc gia là thiết yếu trong quá trình hình thành và phát triển một ngành. Học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác và trao đổi quan điểm với những người hoạt động xã hội tại quốc gia khác là điều bà luôn đánh giá cao. Chính bà đã tới châu Âu và Hoa Kỳ, tham gia vào một trong những hội thảo quốc tế đầu tiên về công tác xã hội.

Người tiên phong trong hoạt động xã hội chuyên nghiệp tại Đan Mạch, bà mất năm 1995 vào sinh nhật lấn thứ 95.

(Theo thông tin được cung cấp bởi Inger Hjerild, Trường xã hội Esbjerg, Đan Mạch, dựa trên các nghiên cứu lịch sử vể Manon Luttichau)

Các nỗ lực nhằm đạt được sự công nhận là một ngành

Không phải là dễ dàng để công tác xã hội có được sự công nhận là một ngành. Năm 1915,Abraham Flexner đã làm thất vọng những người nghe tại Hội nghị quốc gia Hoa Kỳ về công tác từ thiện khi tuyên bố công tác xã hội không phải là một ngành vì không có một tổ chức phổ biến đào tạo nào, hơn nữa ranh giới của công tác xã hội quá rộng (Popple, 1995). Khoảng cùng thời điểm đó, Alice Salomon, đã nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng về lực lượng làm công tác xã hội tại Đức vào cuối những năm đại chiến thế giới I nên quyết định các trường đào tạo công tác xã hội phải có các tiêu chuẩn chung. Tại Đức, cần có sự thông qua của Nhà nước để phổ biến các chuẩn mực chung,do đó dẫn đến việc phải công nhận công tác xã hội thành một ngành. Vì vậy Salomon đã tập hợp đại diện các trường và đại diện chỉnh phủ từ các Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục. Họ tụ họp và thảo luận trong một buổi sáng về yêu cầu cần được công nhận thành một ngành và các tiêu chuẩn, tuy nhiên kết quả không được khả quan.

Salomon viết trong tự truyện của bà “Tiếp sau đó người đứng đầu Bộ phận y tế của Bộ, một người đàn ông kiên nghị và đáng kính, cuối cùng tuyên bố “Các quý vị đang nói về một loạt hoạt động khác nhau, về đào tạo công tác y tế, hoạt động giáo dục, từ thiện, bảo vệ người lao động, và tất cả những gì quý vị gọi là nghề công tác xã hội. Những gì quý vị đang bàn luận không có sự tồn tại” (n.d, p.197)”. Bà tiếp tục khẳng định rằng một quá trình và kết quả tương tự đã diễn ra tại Pháp. Năm trường đào tạo công tác xã hội đầu tiên ở đó và giám đốc Ban cứu trợ công cộng và Ban vệ sinh y tế đã gửi thư yêu cầu Bộ y tế ra quy chế về công tác xã hội. Câu trả lời nhận được là “lời yêu cầu liên quan đến việc giải quyết một nghề không xác định, rất khó tồn tại ở Pháp, và tính chất của việc này khiến việc ban hành các quy định là không thể” (p.197)

Việc phát hành cuốn sách Dự đoán xã hội của Mary Richmond (1917) đã được báo trước như một lời đáp cho Flexner, đưa đến cho công tác xã hội một kỹ năng giao tiếp. Rõ ràng cuốn sách này có ảnh hưởng quan trọng đến đào tạo công tác xã hội tại châu Âu cũng như đóng góp quan trọng đối với Hoa Kỳ.

Giới tính và nghề công tác xã hội

Một phần khó khăn trong việc cố gắng đạt được sự công nhận có lẽ là do định kiến về giới tính bởi vì công tác xã hội vẫn được coi là một nghề của phụ nữ. Alice Salomon, đưa ra các phản ứng tiêu cực của các nhân viên đối với ngành công tác xã hội còn non trẻ, phát biểu:

Đằng sau những biểu hiện gay gắt là sự thất vọng của những phụ nữ được giáo dục và cấp tiến. Họ cho rằng các cố gắng của chúng ta là một phần của cuộc đấu tranh luôn tiềm tàng giữa đàn ông và phụ nữ, bây giờ đã trở thành một hoạt động mới của cuộc sống. Họ đấu tranh chống lại kiểu trường sẽ được thành lập thích hợp cho phụ nữ, do phụ nữ sáng lập, và được xây dựng theo thước đo giá trị của họ. Cho tới nay tất cả các nghề – kể cả y tá và giáo viên – đều do nam giới định hình nên. Hầu hết các trường đào tạo do nam giới quản lý, phù hợp với quan điểm của họ về trách nhiệm và khả năng của phụ nữ. Mục tiêu của việc đào tạo phụ nữ là để có những “người cộng tác” với nam giới. Những người phản đối chúng ta đã đúng khi dự đoán chúng ta còn muốn nhiều hơn. Chúng tôi mong muốn phụ nữ phụ trách các hoạt động trong đó nhu cầu của con người được giải quyết với sự hiểu biết của phụ nữ. Một người đàn ông lớn lên trong môi trường chính thống của Đức không thể hiểu được bản chất khát vọng của chúng ta, sẽ không có sự ủng hộ (n.d, p.198).

Thực sự ban đầu công tác xã hội là một nghề của nữ giới. Vào cuối năm 1937, 83 trong số 179 trường công tác xã hội trên thế giới chỉ dành cho phụ nữ, chỉ có 9 trường tuyển nam giới. Tại một số nước châu Âu, trong đó có Aó, Pháp, Hungary, Italy, Nauy, Bồ Đào Nha, Romania và Thuỵ Sĩ, các trờng đào tạo công tác xã hội chỉ dành cho phụ nữ. Bên cạnh đó, nhiều nhân vật tiên phong về công tác xã hội tại Bắc Mỹ và châu Âu tích cực tham gia vaof cuộc đấu tranh dành quyền bầu cử và các quyền rộng rãi khác cho phụ nữ. Các quyền của phụ nữ như trong luật hôn nhân, quyền sở hữu tài sản, trong các vấn đề liên quan đến công việc, như trả lượng công bằng, luôn được những người thành lập công tác xã hội ủng hộ. Phạm vi tính chất nữ trong công tác xã hội là đặc trưng nổi bật.

Mối quan hệ với chủ nghĩa hoà bình

Mối liên hệ với phong trào phụ nữ thời kỳ đầu cũng dẫn đến sự hợp tác quốc tế về hoà bình. Ngay sau khi bắt đầu việc đào tạo công tác xã hội chuyên nghiệp, một số nhà tiên phong trong ngành đã có cơ hội gặp nhau tại Hội nghị quốc tế phụ nữ tại Berlin 1904 và tiếp tục tại Canada vào Hội nghị của Hội đồng quốc tế phụ nữ năm 1909. Ví dụ, tại đây, Jane Addams đã gặp Alice Salomon và hai người trở thành bạn bè thân thiết “được thắt chặt quan hệ bởi các cam kết chung đối với hoà bình thế giới” (Lorenz, 1994, p.60). Mối liên quan giữa công tác xã hội và hoà bình được Salomon nhận thức rõ khi bà viết “chiến tranh tiêu huỷ mọi thứ mà công tác xã hội cố gắng tạo nên.. đó là lý do tại sao các nhân viên hoạt động xã hội phải là những người đầu tiên thúc đẩy và duy trì các mối quan hệ quốc tế hoà bình” (Wieler, 1989, p.19). Trong suốt 50 năm đầu của công tác xã hội, các cam kết với hoà bình bị đe doạ thô bạo bởi chủ nghĩa dana tộc và hai cuộc chiến tranh tàn khốc.

Cuộc khủng hoảng và chủ nghĩa dân tộc nổi lên

Cuộc suy thoái trên toàn thế giới đã làm những nhà hoạt động xã hội rơi vào khủng hoảng tại nhiều quốc gia trong những năm 1930. Phản ứng quốc gia dưới hình thức các chính sách và dịch vụ mới làm thay đổi tính chất và hoạt động của công tác xã hội. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, thất nghiệp lan tràn khiến mọi người cho rằng đây không phải là đặc điểm đơn lẻ mà mang tính chất hệ thống. Harry Hopkins, một nhân viên hoạt động xã hội, là người xây dựng nên nhiều chính sách giải quyết đối với khủng hoảng. Mặc dù lời giải thích về tình trạng phúc lợi của Hoa Kỳ là rất nhỏ, những điều đó đã làm thay đổi môi trường hoạt động xã hội và làm ảnh hưởng đến sự phát triển triết lý tương lai về bản chất nhu cầu con người.

Tại các vùng khác trên thế giới, đặc biệt là châu Âu và Nhật Bản, sự tăng chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quân sự chính là sự đáp trả với tình trạng khủng hoảng kinh tế và thù hằn dân tộc, làm hình thành nên các lực lượng dẫn đến Chiến tranh thế giới II.

Tình hình bất ổn những năm 1930 đã lan tràn mọi nơi. Giả dụ, trong một vài năm sự bất ổn về lao động và các cuộc biểu tình trong xã hội đã diễn ra tại Tây Ấn. “Các rối loạn xã hội cuối những năm 1930 chính là sự bộc phát về sự bất mãn âm ỉ từ lâu của một giai cấp vô sản bị bóc lột tàn lệ tại vùng Caribe, dẫn đến các cuộc điều tra về nguyên nhân tình trạng này của một phái đoàn Moyne nổi tiếng năm 1938” (Brown, 1991, p.22). Phái đoàn này, do Chính phủ Anh cử đi, đã đưa ra các đề xuất về việc cải tiến điều kiện kinh tế xã hội tại các thuộc địa Tây Ấn, nhấn mạnh vai trò các dịch vụ phúc lợi xã hội như “phương tiện chính để cải thiện chất lượng cuộc sống tại Tây Ấn” (Brown, 1991, p.22). Vì vậy cũng giống như tình trạng bất ổn tại Hoa Kỳ do cuộc Đại suy thoái, các dịch vụ phúc lợi xã hội và công tác xã hội hợp lý luôn được ủng hộ tại Jamaica và các quốc gia Tây Ấn khác.

Tuy nhiên, chiến tranh đã làm gián đoạn cuộc suy thoái và dấn đến việc chú trọng vào các nhu cầu xã hội.

Chiến tranh thế giới II và Thời kỳ Quốc xã

Giai đoạn cuối những năm 1930, đầu 1940 đem lại thời kỳ khủng khiếp nhất đối với thế giới, và nhiều lúc đã đem lại những điều tồi tệ nhất cho công tác xã hội. Việc liên kết với chính phủ bị Đức quốc xã kiểm soát tại Đức chắc chắn là thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử công tác xã hội. Cần lưu ý rằng vẫn có những nỗ lực tích cực, thậm chí là can đảm của những người hoạt động xã hội châu Âu trong giai đoạn này. Alice Salomon, sinh ra trong một gia đình Do Thái, phản ánh trong tự truyện như sau:

Ấn tượng của tôi về một nhóm thân thiết của những đồng nghiệp hoạt động công tác xã hội, những người làm trong Trường đào tạo công tác xã hội, hầu hết trong số họ tham gia các phong trào biểu tình nổi bạt tại Berlin, là điển hình của những phụ nữ có học vấn. Có những trường hợp thể hiện sức mạnh và cả sự yếu mềm của con người. Một số người ra khỏi cuộc chiến với một nhân cách mạnh mẽ và tốt đẹp hơn, cũng có một số khác đánh mất các giá grị đạo đức mà họ từng có. Có những phụ nữ trong lực lượng làm công tác xã hội được cho rằng không thể trách cứ được theo cá tiêu chí Quốc xã, ngoài trừ việc đã hợp tác chặt chẽ với tôi. Họ cố gắng chuộc lỗi với xúc cảm cao độ, tuyên bố “đả đảo Hitler” hai lần trong khi những người khác nói một lần (n.d, p.243).

ALICE SALOMON

Alice Salomon, được Julia Lathrop gọi là “Jane Addams của nước Đức” (Salomon, n.d, p.180), là người đặt nền móng cho việc đào tạo công tác xã hội tại Châu Âu và là một nhà lãnh đạo các phong trào quốc tế về đào tạo công tác xã hội, quyền phụ nữ, và hoà bình. Trong số các thành tựu bà đạt được là việc thành lập trường công tác xã hội đầu tiên tại Đức năm 1908, xuất bản 28 cuốn sách và khoảng 250 bài báo và là chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội quốc tế các trường Công tác xã hội (Wieler, 1988). Salomon có nhiều “cái nhất” về phụ nữ, trong đó có việc bà nhận được bằng tiến sĩ của Đại học Berlin năm 1906. Chỉ vài năm sau khi trường học bà thành lập tại Berlin mang tên Alice Salomon để ghi nhớ công lao, bà đã bị lưu vong bởi quân Quốc xã năm 1937 và mất, gần như trong sự quên lãng và cô độc, tại New York năm 1948.

Sinh năm 1872 trong một gia đình Do Thái, bà đi theo đạo Thiên chúa vào năm 1914 nhưng vẫn tiếp tục tích cực với các hoạt động xã hội của người Do Thái. Càng ngày bà càng cảm thấy quan tâm đến vấn đề hoàn cảnh khốn khó của phụ nữ, đặc biệt tại nơi làm việc, và tích cực tham gia bằng cả hành động và lý luận. Bà bắt đầu mở lớp đào tạo cho phụ nữ trẻ yêu thích công tác xã hội năm 1899, tạo các cơ hội và nhiều công việc có ý nghĩa cho những phụ nữ không có việc trong hầu hết các lĩnh vực. Đồng thời, bà cũng đấu tranh để có được sự công nhận của trường Đại học Berlin (sau đó không tuyển nữ) và được trao tặng học vị tiến sĩ về công trình nghiên cứu “Vấn đề trả lương không công bằng giữa nam và nữ”-một nghiên cứu rất sớm về giá trị so sánh (Wieler, 1988).

Là một phụ nữ, Salomon đã “cống hiến cho quốc gia và quốc tế về các đấu tranh giành sự công bằng trong xã hội và các công việc khác của hiệp hội phụ nữ” (Kendall, 1989, p.28). Bà dần hoạt động tích cực trong Hội đồng quốc tế phụ nữ, được bấu lên vị trí lãnh đạo trong tổ chức. Trong tự truyện, bà luôn nhấn mạnh các cam kết của mình đối với hoà bình và sự bất hoà bà cảm thấy khi sống trong một xã hội mang tính quân sự của Đức từ năm 1914 đến khi lưu vong. Bà hoạt động tích cực trong phong trào hoà bình thế giới, tham gia cùng Jane Addams trong Liên đoàn quốc tế và hoà bình và tự do, cũng như các hoạt động mà cuối cùng giúp Addams giành giải Nobel và Salomon bị đi lưu vong. Trong chiến tranh thế giới I, bà là đầu mối để bố trí một cuộc tiếp kiến của Jane Addams tại Berlin 1915 với thủ tướng Đức với vai trò là đại biểu của hội nghị phụ nữ tại Hague, được cử đến thủ đô của mỗi nước trong chiến tranh cùng với nỗ lực đàm phán hoà bình. Không cần thiết phải nói rằng nhiệm vụ này thất bại. Tuy nhiên thật thú vị khi biết về sự dũng cảm và mối quan tâm của những phụ nữ tại châu Âu trong chiến tranh đã tới các quốc gia thù địch và thương lượng vể hoà bình.

Ở tuổi 60, Salomon được nể trọng về hoạt động của bà tại Đức và tầm quốc tế. Trường học được đặt tên của bà, bà được trao học vị tiến sĩ và Huân chương bạc Danh dự nhà nước, do Phổ trao tặng. Tuy nhiên, sau một năm, Hitler nắm quyền và tổ chức do Salomon nỗ lực xây dựng sụp đổ nhanh chóng. Không lâu sau bà được xác định là kẻ thù của Đức Quốc xã; theo luật bà là người Do thái và hoạt động của bà đối với hoà bình và giải giáp vũ khí, quyền phụ nữ, chủ nghĩa quốc tế đều mâu thuẫn với luận điệu của Đức quốc xã. Công tác xã hội với vai trò là một ngành ủng hộ các cải cách nhân danh những người khuyểt tật, bao gồm cả thiểu năng – những người hiện nay bị dán mác hạ cấp và phải chịu sự diệt chủng.

Salomon bị tước mọi danh hiệu và cơ sở hoạt động, tên của bà cũng không được giữ làm tên của Trường đạo tạo công tác xã hội. Trong khi chịu sức ép lớn và những nguy hiểm cá nhân, Salomon vẫn tổ chức và thực hiện chuyến khảo sát quốc tế đầu tiên về đào tạo công tác xã hội do Quỹ Russel Sage Foudation tài trợ. Khi bà trở về Đức từ chuyến công tác tại Hoa Kỳ, bà đã bị triệu tập tại toà bởi mật vụ Đức quốc xã, sau nhiều giớ tra khảo, bà được lựa chọn khả năng rời khỏi Đức vĩnh viễn hoặc vào trại tập trung. Theo New York Times đưa tin ngày 13/07/1937 “Alice Salomon, người sáng lập và người đứng đầu đáng kính của trường công tác xã hội đầu tiên tại Đức, Social Frauenschule của Berlin, người đã đi giảng tại lục địa Hoa Kỳ mùa đông trước và người đã tới thăm quốc gia này vào hai dịp khác kể từ chiến tranh, đã bị Quốc xã Đức lưu đày theo yêu cầu của mật vụ Quốc xã. (trích trong cuốn “Alice Salomon lưu vong”, 1937, p.510). Sau một thời gian ngắn tại Anh, bà tới Hoa Kỳ nơi bà sống một mình tới khi qua đời năm 1948. Theo Wieler (1988):

Sau hơn ba phần tư thế kỷ cống hiến và với nhiều người, Alice Salomon qua đời qúa cô độc, thậm chí thời điểm chính xác, nguyên nhân cái chết chưa bao giờ được biết..ngời phụ nữ đã cứu giúp, bảo vệ, và dạy các nhân viên hoạt động xã hội không tính toán, ủng hộ quyền phụ nữ và tạo nên sự nhận thức quốc tế và cơ cấu giáo dục công tác xã hội, đã về nơi an nghỉ cuối cùng với bốn người tham gia khác. Không có lễ tưởng niệm nào (p.170).

Các học giả công tác xã hội Đức cũng gây sức ép đòi bà phải từ chức chủ tịch Hiệp hội các trường công tác xã hội, đe doạ rằng tất cả các trường tại Đức sẽ rút khỏi Hiệp hội nếu bà không thực hiện điều đó (Nitzssche, 1935). Có một số lần Salomon đã từ chức để cứu lấy hiệp hội; tuy nhiên quy chế thành viên quốc tế lại khôi phục địa vị này.

Sự tham gia của các nhân viên hoạt động xã hội rõ ràng vượt xa các đồng nghiệp Do Thái đang dần rời xa. Theo Lorenz (1994)

Thực tế là chính sách phúc lợi của Đức Quốc xã, thông qua “thực hiện trách nhiệm” một cách sẵn sàng hoặc không sẵn sàng, đã khiến hàng nghìn người rơi vào hoàn cảnh tay sai của chế độ, gây ra nỗi thống khổ và nỗi đau không được báo trước, làm tăng thêm sự chia tách giữa các tầng lớp trong xã hội và làm mất niềm tin vào lý tưởng nhân đạo của nó. Vụ giết hàng triệu công dân Do thái của Đức và các quốc gia chiếm đóng, những điều tàn khốc nhất mà quốc gia này luôn được nhắc đến, không phải là một trường hợp đơn lẻ của chủ nghĩa cực đoan không liên quan tới các “thành tựu khác”: đó là hình ảnh thu nhỏ của chính trị, bao gồm chính sách phúc lợi…Một khi việc ban phát nhân quyền trở thành theo điều kiện, logic của sự phân biệt chủng tộc, sự kỳ thị và sự độc quyền tự tạo thành một thế lực không thể cản trở trong các bài diễn thuyết chuyên nghiệp hàng ngày và cuối cùng không thể dùng lại trừ khi tăng cường làn sóng huỷ diệt.(p.63)

Lorenz tìm hiểu về diễn tiến của sự phục tùng. Trong những năm 1920, có thể do các điều kiện khắc nghiệt sau chiến tranh, “sự phân biệt giữa những người trẻ có giáo dục và không giáo dục”, giữa “cấp cao và cấp thấp” bắt đầu thâm nhập vào ngôn ngữ, hành động của đội ngũ làm công tác phúc lợi tại Đức. (Lorenz, 1994,p.62). Điều này dần dần hậu thuẫn cho việc thanh lọc các cá nhân bị thiểu năng, người khuyết tật và sau đó là sự kỳ thị và xoá bỏ các tầng lớp xã hội không được mong muốn. Biện pháp chính sách xã hội ban đầu của Đức Quốc xã cho phép khử những người thiểu năng, nghiện rượu và người khuyết tật, trong đó bao gồm một điều khoản bắt buộc mở rộng phạm vi tới nhiều nghề khác – một ví dụ lạnh gáy về việc thực hiện điều khoản này hiện nay được coi như bảo vệ khách hàng. “Sự hợp pháp thực tế về thủ tục đặc biệt phụ thuộc vào các chuyên gia như bác sĩ và nhân viên xã hội những người có “nhận xét đúng” (Lorenz, 1994, p. 65). Kỹ năng công tác xã hội và phương pháp đánh giá, chẩn đoán, và viết báo cáo được sử dụng để xác định các “cuộc đời không giá trị” của những vật ký sinh mà sự tồn tại về mặt thể chất và kinh tế đều không hợp lý”, được tuyến bố trong Chỉ thị của thành phố Frankfort, ra đời năm 1933 (trích từ Lorenz, 1994, p.66).

Những sự việc như vậy không chỉ giới hạn tại Đức, Tại Rome, “trường phát xít về hỗ trợ xã hội” thành lập năm 1928. Tại Tây Ban Nha, chế độ Franco được thiết lập với các trường công tác xã hội riêng cảu chế độ sau khi đóng cửa các trường đang có tại Barcelona. Các tổ chức phúc lợi xã hội được hậu thuẫn bởi chủ nghĩa phát xít là một phần trong hệ thống quản lý xã hội.

Các bằng chứng cho thấy một số sự liên kết là kết quả của việc hỗ trợ cho chính sách có chủ ý, nhưng một số khác ngoài chủ ý. Cũng có những trường hợp kháng cự của các nhà hoạt động xã hội khi họ phát hiện báo cáo của họ được sử dụng vào công việc gì. Sự dính líu của một nghề phục vụ xã hội vào các hành động vô nhân đạo thật khó để hiểu và đồng hoá. Tuy nhiên quan trọng cần phải kiểm tra để ngăn cản sự lặp lại. Lorenz tin rắng sự chú trọng về mặt khoa học của công tác xã hội thời điểm đó và sự tăng cường lòng tin vào giá trị trung ít bị đổ lỗi nhất. Sự tập trung vào các phương pháp kỹ thuật để giải quyết vấn đề nhân đạo và sự thiếu vắng định hướng về quyền con người đã làm phương pháp luận của nghề trở thành công cụ phục vụ các mục đích xấu xa tội lỗi.

Tại một số nơi trên thế giới, công tác xã hội cũng gặp phải các hạn chế nặng nề về nhân quyền, như ở khu vực chiếm đóng của người Nhật và các đồng minh tại Hoa Kỳ. Các bài báo trong Tạp chí Công tác xã hội đưa ra các ví dụ về hoạt động công tác xã hội – hoặc không có hoạt động – tại vùng chiếm đóng.

Chúng ta rất dễ quền về người Nhật – gồm cả ngoại kiều và công dân – đã phải sơ tán nhiều tháng trước đây. Và niềm vui qua lời tuyến bố của Tổng đại biện rằng người Mỹ gốc Italy vẫn là ngoại kiều sẽ không bị coi là kẻ thù nhắc chúng ta về việc nhiều người Mỹ gốc Nhật, công dân và ngoại kiều, vẫn chờ đợi sự công bằng tại Hoa Kỳ.

Một ví dụ toàn diện là sự đàn áp nhân quyền đối với người Nhật tại miền Tây, thậm chí các trẻ em cũng phải sơ tán khỏi trại trẻ và chuyển tới trại tập trung.

Giai đoạn sau chiến tranh

Giai đoạn sau chiến tranh đưa đến một số thay đổi sâu sắc đối với công tác xã hội trên thế giới. Thứ nhất, Cộng sản kiểm soát Đông Âu dẫn đến việc chấm dứt công tác xã hội tại một số quốc gia và sự phát triển bị trị hoãn của công tác xã hội trong khối Cộng sản. Thứ hai, sự tàn phá sau chiến tranh mang đến cơ hội cho các nhân viên xã hội tham gia vào các hoạt động cứu trợ và tái ổn định cuộc sống tại Châu Âu và Trung Quốc. Thứ ba, chủ nghĩa dân tộc và phong trào giành độc lập tại các nước đang phát triển châu Á, châu Phi, và Caribe dẫn đến sự ra đời của nhiều chương trình công tác xã hội mới cùng sự khai sinh của các quốc gia mới.

Công tác xã hội chuyên nghiệp, được đánh dấu bởi sự xuất hiện các trường đào tạo công tác xã hội, đã phát triển tại Czechoslovakia, Hungary, Nam Tư, Trung Quốc, và các quốc gia khác sau đó nằm dưới quyền kiểm soát của Cộng sản. Ngay sau khi Soviet kiểm soát Đông Âu, công tác xã hội chính thức bị xoá bỏ như một nghề không cần thiết và của giai cấp tư sản. Trung Quốc cũng thực hiện theo mô hình này sau Cách mạng 1949. Bản báo cáo của Ban thư ký Uỷ ban Quốc gia cá trường công tác xã hội tháng 7/1950 cho thấy ảnh hưởng ban đầu của chiến tranh lạnh đối với đào tạo công tác xã hội và thể hiện chủ nghĩa lạc quan không thực về tình hình tại Trung Quốc:

Chúng tôi không biết tin tức gì về các trường Tsechoslovakian, các thành viên trước cuộc chiến vừa qua. Tại Đông Âu chỉ có Trường của Mrs.Radlinska tại Lodz, Ba Lan vẫn trung thành với chúng ta. Các bạn có thể sẽ thấy thú vị khi biết rằng cô Schlater nhận được một bức thư từ tiến sĩ Chen trường Nankinh, cho biết trường ông không phải là chịu ảnh hưởng ít nhất bởi trật tự mới (Moltzer, 1950, p.3)

Lưu ý rằng cô Schlatter là tiến sĩ Marguirite Schlatter của Trường Công tác xã hội tại Zurich, Thuỵ Điển và là thành viên của Uỷ ban Quốc tế các trường Công tác xã hội.

Ban thư ký đã đúng khi đánh giá về Ba Lan. Mặc dù không phát triển hưng thịnh nhưng công tác xã hội vẫn tiếp tục tại Ba Lan trong thời kỳ CH Soviet kiểm soát. Nam Tư cũng duy trì đào tạo công tác xã hội. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, công tác xã hội sớm bị xoá bỏ vì bị cho là không cần thiết và là nghề của tư sản. Trong các trường hợp khác, như tại Ácmênia, sự thống trị của Soviet làm chia tách các nền cộng hoà khỏi các mối liên hệ, do đó cản trở sự thâm nhập công tác xã hội.

Tàn phá và cứu trợ

Chiến tranh đã tàn phá các quốc gia châu Âu tới Trung Quốc và nhiều nơi tại Đông Nam Á. Friedlander (1975) mô tả tình hình tại Ba Lan:

Ba Lan là quốc gia bị tàn phá nặng nề nhất vào thời điểm kết thúc chiến tranh thế giới II. Đường ray xe lửa, nhà máy điện, đường cao tốc và cá cây cầu đã bị phá huỷ, các cảng không sử dụng được, nhà máy bị sụp đổ và đốt cháy, vật nuôi bị giết hại. Khoảng hơn 6 triệu người chết trong chiến tranh và ít nhất số tương đương bị đưa đi làm nô lệ lao động tại Đức và các trại tập trung. Hầu hết những người Do Thái bị giết hại bởi Đức Quốc xã. (p.14)

Dĩ nhiên, công tác xã hội không thoát khỏi sự phá huỷ này, trong lời kêu gọi hỗ trợ cho Trường công tác xã hội Ba Lan như sau:

Thay mặt Ban, tôi xin bày tỏ lời kêu gọi thân tình nhất đặc biệt đối với Pháp, Anh và các nước nói tiếng Đức yêu cầu các thành viên của mình gửi tất cả những gì họ có thể thu thập, như sách báo, tài liệu liên quan đến công tác xã hội cho bà. Helena Raklinska, một trong những người sáng lập Uỷ ban của chúng ta, giảng viên của trường Đại học Lodz (Ba Lan). Bà Radlinska đã không may phải chứng kiến sự tàn phá của trường Công tác xã hội bên cạnh nhà riêng của bà, trường do bà thành lập tại Đại học Vacsava cũng như chính trường Đại học, toàn bộ 2/3 giáo viên đã chết. Mặc dù mất mát to lớn này, ở tuổi 75, bà Radlinska vẫn làm tất cả những gì có thể để xây dựng lại trường Công tác xã hội tại Đại học Lodz. Chúng ta không thể nào thờ ơ trước sự nhiệt huyết hiếm có này. (Moltzer, 1948, p.2)

Sự tàn phá dẫn đến nhu cầu cứu trợ và tái phục hồi. Thú vị hơn trong lịch sử công tác xã hội là ở chỗ nhu cầu có các hành động cứu trợ mở rộng đã được dự đoán trước và lên kế hoạch một thời gian dài trước khi mọi thù địch kết thúc. Mặc dù vấn đề này sẽ được thảo luận cụ thể trong chương sau, sự tham gia của công tác xã hội trong các chương tình Cứu trợ quốc gia và Tái ổn định cuộc sống của Liên hợp quốc (UNRRA) tại châu Âu là một trong tâm trong hoạt động công tác xã hội quốc tế. Tháng 11/1943, UNRRA được thành lập bởi 44 quốc gia, hứa hẹn sẽ tổ chức cứu trợ và tái ổn định cuộc sống cho các nước bị trục phát xít xâm lược ngay khi hoà bình lập lại. (Kollwitz, 1943). Ngay khi các quốc gia này tự do, các hoạt động cứu trợ được bắt đầu. Các hoạt động tập trung vào khôi phục lại các cơ sở công cộng – nước, thuỷ lợi, điện, giao thông – và xây dựng lại cơ sở y tế xã hội. Tại nhiều nơi, cứu trợ lương thực là cần thiết. Đây là một trách nhiệm to lớn. Trong vài năm hoạt động, UNRRA là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, lúc đỉnh điểm có tới 25000 nhân viên (Friedlander, 1975). Bộ phận phúc lợi được thành lập năm 1946. Trọng tâm là cứu trợ người tị nan, đặc biệt tại Đức, Áo, Italy, Hy Lạp, Bắc Phi, tiếp đó, tại Trung Quốc. Chỉ riêng tại Châu Âu, 21 triệu người đã phải bỏ trốn khỏi đất nước hoặc được đưa đến Đức làm tù nhân, nô lệ. Các hỗ trợ đặc biệt cũng được cung cấp cứu giúp trẻ mồ côi và trẻ khốn khó.

“Đối với công tác xã hội và phúc lợi xã hội, giai đoạn khôi phục sau chiến tranh thế giới II có thể được mô ta là một nguồn hỗ trợ dồi dào với những chương trình, dự án và cơ hội quốc tế” (Kendall, 1978, p.178). Nhiều nhân viên hoạt động xã hội Hoa Kỳ tham gia vào các hoạt động cứu trợ và tái ổn định cuộc sống của UNRRA tại châu Âu và Trung Quốc. Đây là chương trình có hệ thống đầu tiên gửi các chuyên gia về phúc lợi xã hội ra nước ngoài để hỗ trợ các nước khác xây dựn thể chế xã hội và các chương trình hỗ trợ xã hội. Việc đào tạo lực lượng làm công tác xã hội bản xứ là một phần trong những hoạt động này. Việc tư vấn tích cực và các chương trình đào tạo tiếp diễn trong vài thập kỷ dưới sự tài trợ của tổ chức Liên hợp quốc mới hình thành. Các nhân viên hoạt động xã hội vẫn tiếp tục công tác quốc tế đối với các chương trình dành cho trẻ em, người tị nạn, việc chăm sóc sức khoẻ được chuyển cho các tổ chức của Liên hợp quốc như Tổ chức sức khoẻ thế giới (WHO) và UNICEF.

Mở rộng công tác xã hội tại các nước đang phát triển

Trên cơ sở các chương trình của UNRRA về đào tạo công tác xã hội, gửi lực lượng hỗ trợ tới các quốc gia bị chiến tranh tàn phá và tại trợ cho các giảng viên đi học tại Hoa Kỳ, Liên hợp quốc sớm trở thành người đóng góp lớn nhất vào việc phổ biến công tác xã hội trên thế giới, với trách nhiệm thành lập các trường công tác xã hội tại nhiều nước đang phát triển (Younghusband, 1963). Trong khi Liên hợp quốc chỉ mới vừa được thành lập, sau đó – Uỷ ban tạm thời về Kinh tế xã hội (ECOSOC) đã thúc đẩy sự quan tâm đến việc đào tạo những người hoạt động xã hội và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật về phúc lợi xã hội. Một loạt nghiên cứu và ấn phẩm ra đời với tiêu đề “Hỗ trợ Kỹ thuật đối với Tiến bộ xã hội”. (Vander Straeten, 1992). Một trong các tác phẩm, Đào tạo công tác xã hội: khảo sát quốc tế, được xuất bản năm 1950, là tác phẩm đầu tiên trong năm nghiên cứu toàn diện về lĩnh vực này. Tiếp đó, năm 1959, ECOSOC yêu cầu tổng thư ký thực hiện “mọi việc có thể để có được sự tham gia của các nhân viên xã hội vào việc chuẩn bị và thực hiện chương trình cho các quốc gia kém phát triển” (Garigue, p.21).

Những năm 1950 và 1960 là giai đoạn của các phong trào giành độc lập tại châu Phi, Caribe và các phần tại châu Á vẫn nằm dưới chế độ thực dận. Hỗ trợ xã hội được xác định là một phần quan trọng trong việc chuẩn bị cho chính phủ tự trị, bởi rõ ràng người dân nuôi hi vọng sẽ có cuộc sống tốt hơn dưới chế độ tự trị. Ví dụ, tại Jamaica, Norman Manly, một trong những “người cha già của nền độc lập Jamaica”, thành lập Hội cứu trợ Jamaica năm 1937, một tổ chức cống hiến vì sự phát triển của cộng đồng. Trong phong trào chính trị nổi lên vào thời kỳ bất ổn những năm 1930, Manly bảo đảm thực hiện Thoả thuận về thuế xuất khẩu chuối nhằm tài trợ cho các chương trình phát triển cộng đồng (Maxwell, 1993). Phát triển cộng đồng được chọn lựa vì sự đóng góp đối với sự cải thiện cộng đồng trong khi xây dựng được một lực lượng quần chúng mạnh mẽ đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy phong trào tiến lên. Điều này trở thành một phần trong công tác xã hội và đào tạo công tác xã hội tại Jamaica ở cả trường Đại học Tây Ấn và Trung tâm đào tạo phúc lợi xã hội.

Trong cuộc thảo luận tại Châu Phi, Asamoah (1995) nhận xét:

Có lẽ sự kiện nổi bật nhất đối với cả thực tiễn công tác xã hội cũng như hoạt động đào tạo công tác xã hội tại Châu Phi trong những năm 1960s là Hội nghị quốc tế của các Bộ trưởng phụ trách vấn đề phúc lợi xã hội lần thứ nhất năm 1968… Hội nghị 1968 của các Bộ trưởng đã đi tới thống nhất ưu tiên dành khoản phúc lợi xã hội nhiều nhất cho các nước đang phát triển và tập trung vào hoạt động đào tạo hoạt động phúc lợi xã hội tạo điều kiện chuẩn bị tốt nguồn nhân lực chịu trách nhiệm thức hiện các vai trò phát triển. (trang 225)

Dưới sự bảo trợ của LHQ, Hội nghị này đã quy tụ các quan chức chính phủ cấp cao đến từ 89 nước cùng các quan sát viên của các quốc gia và NGOs khác (LHQ, 1969). Hội nghị được đánh giá là một dấu mốc quan trọng trong hoạt động phúc lợi xã hội toàn cầu.

Rất nhiều nước đang phát triển đã được hỗ trợ tư vấn trong quá trình hình thành hoạt động đào tạo về công tác xã hội. Nhiều nước khác được cử đại diện tiêu biểu ra nưới ngoài để được đào tạo một cách tiên tiến. Hơn thế nữa, các khoản tài trợ từ LHQ và các nguồn khác đã trực tiếp hỗ trợ hoạt động xây dựng các chương trình phụ cấp xã hội và thực hiện hoạt động đào tạo về công tác xã hội. Ví dụ, Uganda đã xây dựng thành công chương trình công tác xã hội tại trường Đại học Makerere, Kampala nhờ sự hỗ trợ về mặt tài chính của UNICEF trong 4 năm đầu hoạt động (Rao, 1984).

Kỷ nguyên Bản địa hoá: Những năm 1970s

Kế sau giai đoạn phát triển mạnh mẽ các hoạt động tư vấn, nhân rộng, và vay mượn của những năm 1950s – 1960s, công tác xã hội giai đoạn sau này có xu hướng loại bỏ các mô hình của phương Tây và đi sâu nghiên cứu mô hình bản địa. Như được tuyên bố trong Hội nghị quốc tế năm 1972 giữa các nhà hoạt động xã hội: “Chúng ta đang tiến vào kỷ nguyên “bản đia hoá” – trong đó phát triển các yếu tố bản địa căn cứ vào các nhu cầu, nguồn lực, điều kiện văn hoá – chính trị – kinh tế của từng quốc gia – đồng thời cũng là kỷ nguyên mà tại đó, các trường đào tạo và công tác xã hội giữ vai trò xung kích, như đúng với vị trí của mình, trong quá trình hình thành những đường hướng mới này” (Stein, 1972, trang 161).

Châu Mỹ Latinh bước vào quá trình thực hiện bản địa hoá. Như lời phát biểu của một giảng viên người Ac-hen-ti-na, thập kỷ 60 có lẽ là “giai đoạn sáng tạo nhất” bởi các nhà hoạt động xã hội đã nỗ lực “trưởng thành từ chính các hoạt động của mình” (R. Teubal, giao tiếp cá nhân, 13/3/1997). Theo Sela Sierra, “trong suốt giai đoạn xây dựng lại khái niệm, Châu Mỹ Latinh đã ngừng hoạt động nghiên cứu các giải pháp mà Châu Âu và Hoa Kỳ đã dành cho Châu Mỹ và tập trung vào việc khám phá các tiềm lực đích thực của mình để trở thành một châu lục độc lập” (trích từ Queiro-Tajalli, 1995, trang 97). Làn sóng phản đối Châu Mỹ mạnh mẽ phát triển cùng với phong trào phản đối quá trình vay mượn và sử dụng các mô hình từ các nước công nghiệp hoá. Vì lẽ đó, các nhà hoạt động xã hội phải quan tâm hơn tới các vấn đề: chính trị, chủng tộc cũng như ý thức chính trị. Mọi hoạt động xã hội đều được nhìn nhận có liên quan tới góc độ chính trị. Bất chấp nhà hoạt động xã hội có nhận thức vấn đề một cách rõ ràng hay không, họ luôn phải đứng về một phía nào đó. Thông điệp mới được ra đời: hoặc là bạn đứng về phía những người nghèo, hoặc là không. Phong trào xây dựng lại khái niệm phát triển theo xu hướng: xu hướng cấp tiến, phản đối chủ nghĩa tư bản; và xu hướng ôn hoà, chuyển từ 3 phương pháp công tác xã hội của Mỹ đã được thừa nhận sang viễn cảnh chính thể luận (R. Teubal, giao tiếp cá nhân, 13/3/1997). Quan điểm của Paulo Freire, giảng viên người Braxin bị trục xuất tới Chilê, đã giúp công tác xã hội của Châu Mỹ Latinh phát triển phương pháp luận về tăng cường hoạt động tham gia, đẩy mạnh công tác tổ chức và nâng cao nhận thức (Jimenez & Aylwin, 1992). Thuyết thần học giải phóng – thuyết được làm sáng tỏ lại của Đạo Thiên chúa giáo thông qua lăng kính và kinh nghiệm của giới người nghèo – được phát triển bởi những tín đồ theo đạo Thiên chúa Châu Mỹ Latinh cũng có những ảnh hưởng đối với công tác xã hội.

Khi công tác xã hội phát triển, vấn đề cấp tiến hoá là chủ đề thu hút sự chú ý nhiều hơn so với chương trình hành động nghị sự. Có thể chính sự tái thiết chế độ độc tài tại Ác-hen-ti-na hay chế độ bạo ngược tại Chilê – làm dập tắt mọi quyền tự do ngôn luận – đã làm rút ngắn quá trình tiến triển của chủ nghĩa cấp tiến tích cực.

Cuộc chiến tranh tại Việt Nam đã rấy lên làn sóng phản đối tư tưởng thân Mỹ khắp nơi trên thế giới và những cuộc bàn luận về các mối nguy hiểm của chủ nghĩa đế quốc. Một chiến dịch được thực hiện bởi những người trí thức, được bắt nguồn từ các tạp chí chuyên môn và các bài phát biểu tại các cuộc hội nghị, đã kịch liệt lên án hậu quả tồi tệ của việc vay mượn dập khuôn mô hình công tác xã hội của Mỹ và Anh vào hoạt động của các khu vực Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh. Tại một số nước, kết quả đạt được mới chỉ dừng lại ở sự phản đối, trong khi tại một số nước khác các nỗ lực bản địa hoá đã thực hiện các nghiên cứu địa phương đầy tính hữu ích, xây dựng các tài liệu giảng dạy cũng như phát triển thành công các lý thuyết chuyên sâu về lĩnh vực văn hoá lần thứ nhất. Cũng tại một số nước khác, hoạt động tẩy chay những ảnh hưởng của phương Tây diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Như được trình bày trong tiểu sử vắn tắt của Sattareh Farman Farmaian, Cuộc cách mạng Hồi giáo tại Iran đã đưa tới hoạt động tiếp quản các trường đào tạo về công tác xã hội diễn ra một cách mạnh mẽ. Trong khi công tác bản địa hoá vẫn tiếp tục được quan tâm, đồng thời xuất hiện các nỗ lực nhiều chiều hướng tới nền độc lập toàn cầu và một làn sóng mới trong việc đúc rút những kinh nghiệm từ sự sụp đổ của phe Chủ nghĩa cộng sán.

Sự sụp đổ của Đông Âu và kết thúc Chiến tranh lạnh

Sự tan rã từng bước và sau đó đi tới sự chấm dứt nhanh chóng quyền thống trị của Xô-viết tại Đông Âu đã tạo ra vô số cơ hội cho công tác xây dựng các hoạt động xã hội và chương trình đào tạo tại Đông Âu và Liên Xô cũ. Như đã đề cập ở trên, ngoại từ Ba Lan và Yugoslavia, công tác xã hội chính thức bước vào giai đoạn phát triển vô song tại tất cả các nước thuộc khối Đông Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Vào những năm 1920s, công tác xã hội đã tồn tại ở Liên Xô cũ theo một dạng thức nào đó; trên thực tế, một số đại diện của Liên Xô đã tham gia Hội nghị quốc tế về Công tác xã hội lần thứ nhất tổ chức tại Paris năm 1928, mà tại đây họ đã phát biểu phản đối cách thức tiếp cận công tác từ thiện theo phương pháp cá nhân cũng như phản đối những ảnh hưởng của tôn giáo đối với công tác xã hội (Hội nghị quốc tế về Công tác xã hội, 1929). Tuy nhiên, vào những năm 1930s, công tác xã hội “bị lên án là một công cụ của giai cấp tư sản và cần phải loại bỏ” (Guzzetta, 1995, trang 197).

Chiến tranh lạnh kết thúc giúp đưa tới rất nhiều nhà tư vấn cho Đông Âu. Theo kết quả quan sát của Guzzeta (1995): “Đối với những người đi du lịch nghỉ mát và “những nhà tư vấn” đến từ Tây Âu, các nước Trung và Đông Âu là một giấc mơ có thực. Giá cả rẻ đến bất ngờ và những người ngoài cuộc được đối đãi như những vị khách danh dự, mọi lời phát biểu đều được quan tâm và tin tưởng một cách hoàn toàn mà không cần xét tới liệu họ có được đạo tạo chuyên môn hay không. Một khi biên giới quốc gia được gỡ bỏ và thế giới mở rộng giao lưu, các hoạt động tự phát thả sức diễn ra” (trang 200). Bên cạnh khá nhiều ý kiến tư vấn có tính hữu ích thì một số ý kiến khác lại được đưa ra thiếu tính chất phê bình và sự am hiểu tường tận về tình hình cụ thể. Dường như phong trào bản địa hoá đang bước sang một kỷ nguyên khác, diễn ra tại các nước Đông Âu.

Quá trình khai phá diễn ra với tốc độ nhanh nhưng cũng không kém phần quan trọng diễn ra tại Trung Quốc cũng đưa tới kịch bản tương tự. Sau khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền vào năm 1949, tất cả các môn khoa học xã hội, bao gồm các môn học về giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản bị cấm dạy tại các trường Đại học của Trung Quốc cho tới năm 1952. Trong suốt gần 30 năm, không có bất cứ mối liên hệ nào giữa Trung Quốc và thế giới bên ngoài trong lĩnh vực công tác xã hội. Sau khi Trung Quốc cho phép giảng dạy trở lại các môn học trong lĩnh vực khoa học xã hội tại các trường Đại học kể từ đầu những năm 1980s, công tác thăm dò bắt đầu được thực hiện. Tính tới năm 1988, có bốn trường Đại học được Nhà nước cho phép tổ chức các khoá đào tạo về công tác xã hội; và cũng kể từ thời điểm này, các cuốn sách và tạp chí bắt đầu đề cập tới thuật ngữ “công tác xã hội” (Leung, 1995). Trường Đại học Hồng Kông hợp tác với trường Đại học Trung Sơn của Trung Quốc thực hiện dự án kéo dài 3 năm có nội dung về phát triển công tác giảng dạy và nghiên cứu. Các học giả Trung Quốc được cho phép tham dự các hội nghị quốc tế bàn về công tác xã hội; và năm 1988, Trung Quốc đã đăng cai tổ chức Hội nghị về Đào tạo Công tác xã hội trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Leung, 1995). Tuy hoạt động tại Trung Quốc vẫn bị kiểm soát chặt chẽ hơn so với tại Đông Âu, song đã đưa tới những bước phát triển nhanh chóng kể từ giữa những năm 1980s.

Một sự kiện quan trọng khác diễn ra trong những năm 1990s đó là diễn ra quá trình hợp nhất Châu Âu. Sự kiện này có những tác động không nhỏ đối với công tác xã hội, đặc biệt là tới những vấn đề về tính biến động của nguồn nhân lực và tính có thể so sánh được của các tiêu chuẩn. Khi các lực lượng chính trị và kinh tế đạt được những thoả thuận chặt chẽ trong việc hợp nhất Châu Âu thì yêu cầu hội nhập đối với các hoạt động xã hội trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các điều khoản hiện giờ chỉ còn là quyền hoạt động tại bất cứ nước thành viên nào, yêu cầu phải có sự công nhận về chất lượng, trình độ chuyên môn giữa các quốc gia thành viên. “Vấn đề của Châu Âu bây giờ không còn là hoạt động ca ngợi nưhgnx giá trị, kiến thức và kỹ năng chung mà tìm cách nào để bảo vệ tốt nhất quyền hoạt động tại cá nước thành viên cho các nhà hoạt động xã hội” (Harris, 1997, trang 429). Hàng loạt chương trình đề nghị tài trợ cho hoạt động giao lưu, hợp tác giữa các nhà hoạt động xã hội Châu Âu và những người tham gia giảng dạy về công tác xã hội trong các chương trình liên kết. Các nước thành viên ngày càng quan tâm tới “công tác xã hội tại Châu Âu”.

KẾT LUẬN

Khi công tác xã hội bước vào thế kỷ thứ hai của mình, có vô vần thách thức và cơ hội đặt ra trước mắt. Lời hứa hẹn về tương lai sau khi chiến tranh lạnh kết thúc đã phai nhạt dần do sức quyến rũ của nền kinh tế thị trường trên phạm vi toàn thế giới và những hệ quả kéo theo của tình trạng gia tăng thất nghiệp và nguy cơ thiếu an ninh. Sự cắt giảm các cam kết quốc gia cho hoạt động phụ cấp xã hội cũng những tác động kéo dài gây ra bởi các cuộc khủng hoảng tài chính tại các nước đang phát triển đã dẫn tới tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng các nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu của con người; và do đó, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn này, công tác xã hội đã mở rộng phạm vi hoạt động ra hầu hết mọi quốc gia và không ngừng tăng cường vai trò đóng góp đối với vấn đề nhân quyền cũng như đối với các hoạt động quốc tế quan trọng khác. Hợp tác khu vực ngày càng gia tăng, đặc biệt tại các khu vực như Châu Âu, tạo ra nhiều cơ hội mới cho hoạt động giao lưu, học hỏi hoạt động xã hội giữa các quốc gia. Các nỗ lực trong công tác tổ chức các hoạt động quốc tế trong suốt tiến trình lịch sử công tác xã hội sẽ được đi sâu bàn luận trong chương tiếp theo. Kiến thức về lịch sử phát triển của công tác xã hội trên phạm vi toàn cầu cũng hư về những đóng góp quốc tế của phong trào sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác lên kế hoạch về chương trình đào tạo về công tác xã hội cho tương lai.

SYBIL FRANCIS: NHÀ TIÊN PHONG HIỆN ĐẠI CỦA JAMAICA

Sybil Francis được công nhận rộng rãi là một nhân vật trung tâm trong quá trình hình thành các tổ chức công tác xã hội và phát triển hoạt động đào tạo về công tác xã hội tại Jamaica và khu vực Caribê. Sinh năm 1914, những biệt tài của bà được phát hiện rất sớm; bà đã đứng vị trí thứ trong kỳ thi tài năng tại trường High School Senior Cambridge, Jamaica của mình. Sau một số năm kinh nghiệm làm việc tại Jamaica, tài năng của bà được chú ý và bà đã được Tổ chức Phụ cấp và Phát triển Thuộc địa tài trợ trao suất học bổng học tại Trường Kinh tế Luân Đôn năm 1943. Do các trường học ở Luân Đôn phải sơ tán tới Cambridge để tránh bom đạn trong suốt thời kỳ chiến tranh, bà đã phải chuyển tới học ở Cambridge (Johansen, 1999).

Francis bắt đầu công việc của mình tại YWCA, Jamaica. Tiếp đó, bà giữ vị trí thư ký trong Bộ phận giải quyết các vấn đề liên quan tới đất đai, nhà ở chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình định cư cho các nông dân nghèo. Bà được chuyển sang làm việc tại bộ phận phụ cấp xã hội khi bộ phận này được thành lập và bắt đầu thực hiện công tác tổ chức liên quan tới các nhóm phụ nữ, các tổ chức cộng đồng và các hội người định cư. Tất cả những hoạt động này được thực hiện trước khi Jamaica dành độc lập, nhưng cũng đã dành được những biến chuyển tích cực không thể phủ nhận. Bà vẫn còn nhớ những buổi ngồi trên núi nói chuyện với những người nông dân, cùng họ bàn luận về ý nghĩa của việc được sống trong một đất nước độc lập. Bà cũng đã giữ vai trò trợ lý thư ký trong Bộ Phúc lợi xã hội, chịu trách nhiệm làm công tác liên lạc với bộ phận NGO; và bà cũng đã đảm trách vai trò quản lý hành chính của Bộ phận Chăm sóc trẻ em.

Trong sự nghiệp của mình, đã có một thời gian dài Fracis gắn bó với Trung tâm đào tạo về Phụ cấp xã hội thuộc trường Đại học Tây Ấn, là nơi bà đã giữ vị trí lãnh đạo suốt từ năm 1962 – 1989 và được nhiều người biết đến. Từ thời điểm đó cho tới nay, hoạt động chính của Trung tâm đào tạo vẫn là cung cấp các khóa học ngắn hạn cho các cán đối tượng tham gia công tác xã hội đến từ nhiều nước trong khu vực Caribê. Francis đã có lần nói với bộ trưởng rằng bà có thể dập tắt mọi hoạt động xã hội tại khu vực Caribê bằng việc kêu gọi các học viên đã tốt nghiệp khóa đào tạo 4 tháng của bà tổ chức một cuộc biểu tình.

Tuy nhiên, một đặc trưng tiêu biểu đáng kể trong hoạt động của Francis tại Trung tâm đào tạo về Phụ cấp xã hội là việc với những nỗ lực của mình, bà đã triển khai rất nhiều chương trình công tác xã hội khác; và những nỗ lực này vẫn còn được tiếp tục cho đến ngày nay. Một trong số đó có thể kể đến: Trung tâm phát triển trẻ em, là trung tâm trưởng thành nhờ sự tài trợ của UNICEF và hiện nay có bao gồm một trung tâm chăm sóc hàng ngày chuyên nghiên cứu và giáo dục trẻ em; WAND, một chương trình Phụ nữ và Phát triển (nay tập trung tại Barbados), là một tổ chức thực hiện nghiên cứu, xuất bản, phát triển cộng động, và đào tạo về các vấn đề phụ nữ và phát triển; và một dự án kế hoạch hóa gia đình, được Sybil khởi xướng thực hiện dưới sự bảo trợ của IASSW và sau được chuyển sang cho bộ phận Y khoa xã hội và phòng ngừa.

Hiện nay đã về hưu, Sybil chuyển hướng đề tài của mình sang đối tượng là người già và là Chủ tịch của Ủy ban quốc gia về người già của Jamaica. Bà là một trong những đại biểu của Jamaica tham dự Đại hội thế giới về người già, và đã có bài phát biểu đại diện cho quốc gia mình.

Năm 1963, bà có cơ hội đến với LHQ trên cương vị là thành viên thuộc đoàn đại biểu của đất nước Jamaica mới giành độc lập. Tại đây, bà trở thành thành viên của ủy ban thứ 3 đấu tranh cho Tuyên bố về việc xóa bỏ mọi hình thái phân biệt chủng tộc. Một điều đặc biệt đáng tự hào trong hoạt động của bà là Jamaica chính là đất nước đưa ra đề xuất coi năm 1968 là Năm Nhân quyền quốc tế.

Bà rất tin tưởng vào các hoạt động xã hội và những tiềm năng đóng góp của chúng. Bên cạnh những đóng góp cho đất nước Jamaica và khu vực Caribê, bà cũng chứng tỏ là một người theo chủ nghĩa quốc tế thực thụ. Fracis giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đào tạo về công tác xã hội quốc tế và là thành viên Ban Giám đốc của Ủy ban quốc tế về vấn đề Phụ cấp xã hội. Một đặc điểm nổi bật của khóa đào tạo 4 tháng tại Trung tâm đào tạo về Phụ cấp xã hội là yêu cầu học viên bắt buộc phải có kinh nghiệm thực tiễn giao lưu văn hóa. Trong khi các học viên Jamaica được cử tới Puerto Rico để thực hiện đề tài thì các học viên đến từ các đảo khác phải hoàn tất một đề tài ngắn hạn. Theo cách này, bà đã có dịp trao đổi các kinh nghiệm trong hoạt động giao lưu quốc tế với các học viên của mình; bà tin tưởng rằng mỗi học viên có thể thu lượm được những kiến thức sâu sắc về chính đất nước của mình qua quá trình học tập và làm việc với học viên khác.

(Một phần dựa vào thông tin trao đổi cá nhân với Sybil Francis, 24/4/1997)

SATTAREH FARMAN FARMAIAN:

NHÀ SÁNG LẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI IRAN
Vào thời điểm Sattareh Farman Farmain trở về đất nước Iran của mình để bắt tay vào việc thành lập một trường đào tạo về công tác xã hội tại đây, thậm chí không có lấy một nhà hoạt động xã hội người Ba Tư nào. Do đó, bà đã phát minh ra Madadkar, một sáng kiến đầy tính hiệu quả. Bà mô tả các nhiệm vụ của công tác xã hội như sau: “Công tác xã hội tại Iran không thể là một công việc bàn giấy. Nó ngày càng trở nên khó khăn và cực nhọc, trong đó đòi hỏi các hoạt động thực tế trong những điều kiện rất dễ gây nản lòng của những tình cảnh vô cùng khốn quẫn tại khu nhà ổ chuột, một làng quê hoặc một nơi ở công cộng của những người nghẻo khổ” (Farman Farmaian, 1993).
Câu chuyện cá nhân của nhà hoạt động xã hội tiên phong thời hiện đại này song hành với lịch sử đất nước của bà. Bà sinh ra trong một gia đình quý tộc Qajar, là con thứ 15 của người cha có 35 đứa con. Trong suốt quãng đời thơ ấu của mình, gia đình bà sống vương giả trong khu vực cấm có tường bao quanh tai Têhêran, nhưng không ngờ rằng khi Reza Shah Pahlavi lên trị vì đất nước đã tịch thu tài sản của gia đình nhà Qajar và ngay lập tức tống giam cha của Farman Farmaian sau khi triều đại Qajar sụp đổ. Trong tự truyện của mình, bà đã kể về cuộc sống nơi hậu cung của mình và các mối quan hệ thân thích với người mẹ của mình, với một vài người mẹ kế và với những người anh chị em ruột cũng như anh chị em cùng cha khác mẹ của mình (Farman Farmaian, 1992).

Trái ngược với truyền thống Hồi giáo, cha của bà yêu cầu những đứa con gái của mình cũng được quan tâm giáo dục như những đứa con trai. Sattreh là một học sinh rất chăm chỉ; trong khi cuộc Chiến tranh lần thứ hai đang nổ ra, năm 1944 bà đã rời ngôi nhà được bảo vệ rất an toàn của mình để tới Mỹ theo học trường Đại học Nam California (USC). Bà đã hoàn thành chương trình Đại học và Cao học của trường USC và bắt đấu sự nghiệp hoạt động xã hội của mình kể từ đó.

Trong 4 năm làm việc cho Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá (UNESCO) của LHQ tại Trung Đông, thoạt đầu đảm trách vai trò tư vấn về vấn đề phụ cấp xã hội cho chính phủ Irắc. Kể về kinh nghiệm hoạt động tại Bedouin và Irắc của mình, bà cho biết: “Tôi đã đảm trách các hoạt động về phụ cấp xã hội, đào tạo và nghiên cứu về những khu nhà ổ chuột tại Bát-đa, những nơi trú ngụ đầy bùn lầy của những người nông dân Nilê và những khu trại tị nạn đầy chết chóc của người Palestine tại Lebanon” (Farman Farmaian, 1992, trang 206).

Sau đó, vào năm 1958, bà quay trở lại Iran với quyết tâm áp dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình vào hoạt động của quê hương. Với sự ủng hộ của Chính phủ Shah, bà đã mở một trường đào tạo chương trình 2 năm về công tác xã hội tại Têhêran và tuyển sinh 20 học viên trẻ tuổi có quốc tịch Iran tham gia khóa học đầu tiên năm 1958. Tuyển sinh là một công việc đầy thách thức. Theo bà, “ một madadkar phải là một người mà tôi có thể dạy cho họ cách tin tưởng vào một điều gì đó hơn chính bản thân anh ta và tương lai của gia đình anh ta; và tôi không bị lãng phí nguồn tiền của nghèo nàn của chúng ta cho bất cứ ai không chịu ràng buộc trách nhiệm của mình hoặc chỉ nhằm mục đích vụ lợi” (Farman Farmaian, 1993, trang 3). Nhiệm vụ đầu tiên của bà là giúp đỡ những học viên – được tuyển chọn từ nhiều tầng lớp xã hội, văn hoá và tôn giáo khác nhau, lần đầu tiên cùng ngồi trong một lớp học với những người bạn khác giới – học cách chấp nhận lẫn nhau.

Trường đào tạo của bà đã tham gia rất tích cực vào công cuộc cải tổ xã hội, trước hết là cùng bàn bạc tìm cách tháo gỡ các điều kiện tồi tệ mà học đã khám phá được tại các trại trẻ mồ côi và viện tâm thần. Một vài năm sau đó, Trường đào tạo về Công tác xã hội thành lập Hội Kế hoạch hoá gia đình Iran nhằm mục đích giới thiệu các kiến thức về kế hoạch hoá gia đình vào đất nước Iran. Công việc đặt ra đòi hỏi rất lớn đối với nhà tiền phong này cần có được những kỹ năng điều chỉnh và thoả thuận có tính chiến lược nhằm phát triển chương trình nghị sự có nội dung về các quyền của gia đình và của phụ nữ trong một xã hội mang đậm tính tín ngưỡng và truyền thống. Nhờ sự trợ giúp của một dự án thí điểm của IASSW về nội dung kế hoạch hoá gia đình, công việc đã được tuyên dương trong một báo cáo của IASSW: “Là một nhà tiên phong trong hoạt động kế hoạch hoá gia đình của đất nước, Trường đào tạo về Công tác xã hội Têhêran đã chứng tỏ được những hiệu quả ngoài mong đợi trong công tác đào tạo các nhà hoạt động xã hội tham gia vào quá trình đẩy mạnh các chính sách tiến bộ, xây dựng hiệu các chương trình có chất lượng, và cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho mọi loại đối tượng” (Kendall, 1977, trang 20).

Trong suốt 20 năm, bà đã cống hiến mọi nỗ lực của mình cho hoạt động phát triển công tác xã hội tại Iran cũng như đóng góp vào phong trào hoạt động chung của quốc tế. Cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979 đã đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của bà tại Iran và suýt nữa thì đòi trả giá bằng sinh mạng của Farman Farmaian.

Vào một buổi sáng khi tới nơi làm việc, bà được một trong những người làm vườn thông báo những người học viên đang đợi bên trong nhà để giết bà. Song, họ chỉ bắt bà và giao cho sở chỉ huy của Thủ lĩnh Hồi giáo Khơme đỏ. Một trong những lời buộc tội dành cho bà là bà đã phạm tội khi cố gắng nâng cao mức sống cho người dân Iran. Bằng việc giúp rất nhiều người dân Iran thoát khỏi cảnh nghèo đói, bà bị buộc tội đã giúp họ thoả mãn với chính mình và do đó đã không màng tới việc lật đổ chính quyền Shah. Sau hàng giờ chờ đợi và bị chất vấn, bà được trả tự do nhờ sự can thiệp của một vị thủ lĩnh cao tuổi người Hồi giáo. Bị cảnh báo phải trục xuất khỏi đất nước, bà rời Iran tới Mỹ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

“Alice Salomon bị trục xuất,” (1937), Social Service Review, XI(3), 510 – 511.

Asamoah, Y. (1995). Châu Phi. T.D. Watts. D. Elliott, & N.S. Mayadas (đồng biên tập), International handbooks on social work education (trang 223 – 239). Westport, CT: Tin tức Greenwood.

Brown, G. (1991). Chương trình của Trường nghiên cứu thường xuyên. J. Maxwell & E. Wint (đồng biên tập),Contemporary social work education: A Caribean orientation. Summary Proceedings of Social Work Symposium held May 27 – 29, 1991 (trang 21 – 26). Mona, Jamaica: Khoa Xã hội học và Công tác xã hội, Trường đại học Tây Ấn.

Các vấn đề về trợ cấp cho trẻ em và hoạt động di tản tại Nhật Bản. (1942). Social Service Review 16(4), 673 – 676.

de Jongh, J.F. (1972). Quan điểm hồi tưởng về hoạt động đào tạo công tác xã hội. Hiệp hội quốc tế các trường đào tạo về công tác xã hội (IASSW), New Themes in Social Work Education [biên bản lưu] (trang 22 – 36). Đại hội quốc tế lần thứ 16 của các trường công tác xã hội, The Hague, Hà Lan, 8 – 11/8/1972. New York: IASSW.

Desai, A. (1987). Sự phát triển của hoạt động đào tạo về công tác xã hội. Encyclopedia of social work in India(trang 208 – 219). Niu Đê-li: Chính phủ Ấn Độ, Bộ Phụ cấp xã hội.

Farman Farmaian, S. (2/1993). Social work in Iran. Các văn bản được trình bày tại cuộc hội nghị của Hội đồng đào tạo về công tác xã hội theo chương trình hàng năm, New York, NY.

Friedlander, W. (1975). International social welfare. Englewood Cliffs, NJ: Prentice – Hall.

Garigue, P. (1961). Thách thức phát sinh từ sự khác biệt về văn hoá đối với công tác xã hội. Proceedings of the Ninth Annual Program Meeting (trang 9 – 22). Hội đồng đào tạo về công tác xã hội. New York: Hội đồng đào tạo về công tác xã hội.

Guzzetta, C. (1995). Trung và Đông Âu. T.D. Watts, D. Elliot, & N.S. Mayadas (đồng biên tập), International handbook on social work education (trang 191 – 209). Westport, CT: Tin tức Greenwood.

Harris, R. (1997). Quốc tế hoá công tác xã hội: Một số đề tài và vấn đề. N.S. Mayadas, T.D. Watts, & D. Elliott (đồng biên tập), International handbook on social work theory and practice (trang 429 – 440). Westport, CT: Tin tức Greenwood.

Jimenez, M., & Aylwin, H. (1992). Công tác xã hội tại Chilê: Ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý tại Châu Mỹ Latinh. M.C. Hokenstad, S.K. Khinduka, & J. Midgley (đồng biên tập), Profiles in international social work(trang 29 – 41). Washington, DC: Tin tức NASW.

Johansen, M. (26/6/1999). Hồi ức của Sybil Francis về cuộc đời và sự nghiệp. The Daily Observer, trang 15, 17.

Kendall, K. (1977). Final report: International development of qualified social work manpower for population and family planning activities. New York: IASSW.

Kendall, K.A. (1978). The IASSW giai đoạn 1928 – 1978: Một hành trình hồi tưởng. Kendll, K., Reflections on social work education 1950 – 1978 (trang 170 – 191). New York: IASSW.

Kendall, K. (1989). Phụ nữ trong tầm kiểm soát: Ba vị lãnh đạo đặc biệt. Affilia, 4(1), 23 – 32.

Kendall, K.A. (2000). Social work education: Its origins in Europe. Alexandria, VA: Hội đồng đào tạo về công tác xã hội.

Kollwitz, K. (1943). Cơ quan cứu trợ và phục hồi của LHQ đi vào hoạt động. Social Service Review, 17(4), 486 – 488.

Kudchodkar, L.S. (1963). Các nhận định. Indian Journal of Social Work, 11(1), 12 – 22.

Manshardt, C. (1967). Pioneering on social frontiers in India. Bombay: Nhà xuất bản Lalvani, Học viện Khoa học xã hội Tata.

Maxwell, J.A. (6/1993). Caribbean social work: Its historical development and current challenges. Bài phát biểu tại Hội nghị về công tác xã hội khu vực Caribê, St. Michaels, Barbados.

Mazibuko, F., McKendrick, B., & Patel, L. (1992). Công tác xã hội tại Nam Phi: Đối mặt với sự phân biệt chủng tộc và thay đổi. M.C. Hokenstad, S.K. Khinduka, & J. Midgley (đồng biên tập), Profiles in International Social Work.Washington, DC: Tin tức NASW.

Moltzer, M.J.A. (12/3/1948). Mối quan hệ, trao đổi giữa các thành viên của Uỷ ban quốc tế, Bloemendael, Holland. Hồ sơ IASSW, Hồ sơ lịch sử công tác phúc lợi xã hội, Trường đại học Minnesota, Minneapolis, MN.

Moltzer, M.J.A. (7/1950). Báo cáo của thư ký. Uỷ ban quốc tế các trường đào tạo về công tác xã hội. Hồ sơ IASSW, Hồ sơ lịch sử công tác phúc lợi xã hội, Trường đại học Minnesota, Minneapolis, MN.

Ntusi, T. (1995). Nam Phi. T.D. Watts, D. Elliot, & N.S. Mayadas (đồng biên tập), International handbook on social work education (trang 261 – 279). Westport, CT: Tin tức Greenwood .

Popple, P.R. (1995). Hoạt động công tác xã hội: Lịch sử. R. Edwards, Encyclopedia of social work (xuất bản lần thứ 19) (trang 2282 – 2292). Washington, DC: Tin tức NASW.

Queiro – Tajalli, I. (1995). Ác-hen-ti-na. T.D. Watts, D. Elliot, & N.S. Mayadas (đồng biên tập), International handbook on social work education (trang 87 – 102). Westport, CT: Tin tức Greenwood.

Radlinska, H.O. (1929). Đào tạo về công tác xã hội tại Ba Lan. International Conference of Social Work [biên bản lưu] (Tập II, trang 85 – 93). Hội nghị lần thứ nhất, 8 – 13/7/1928.

Ragab, I.A. (1995). Trung Đông và Ai Cập. T.D. Watts, D. Elliot, & N.S. Mayadas (đồng biên tập),International handbook on social work education (trang 281 – 304). Westport, CT: Tin tức Greenwood.

Rao, V. (1984). World guide to social work education (xuất bản lần thứ hai). New York: Hội đồng đào tạo công tác xã hội cho Hiệp hội quốc tế các trường đào tạo về công tác xã hội.

Richmond, M. (1917). Social diagnosis. New York: Russell Sage Foundation.

Salomon, A., Character is Destiny. Bản viết tay không được xuất bản. (Lưu tại Học viện Leo Baeck, New York).

Stein, H.D. (1972). “Các chuyên đề đào tạo công tác xã hội xuyên quốc gia: Bài bình luận về Đại hội lần thứ 16 của IASSW. IASSW, New Themes in Social Work Education (trang 155 – 164). New York: IASSW.

Liên hợp quốc. (1958). Training for Social Work: Third International Survey. New York: Tác giả.

Liên hợp quốc. (1969). Proceedings of the International Conference of Ministers Responsible for Social Welfare. New York: Tác giả.

Vander Straeten, S. (1992). Oral history interview of Katherine Kendall. Bản ghi lại cuộc phỏng vấn không được xuất bản.

Van Wormer, K. (1997). Social welfare: A world view. Chicago: Nelson-Hall.

Walton, R.G. and El Nasr, M. (1988). Phổ biến về công tác xã hội tại Ai Cập. Community Development Journal, 23(3), 148 – 155.

Wieler, J. (1988). Alice Salomon. Journal of Teaching in Social Work, 2(2), 165 – 171.

Wieler, J. (1989). Ảnh hưởng của Alice Salomon đối với hoạt động đào tạo về công tác xã hội. 60 Jahre IASSW(trang 15 – 26). Berlin: Fachhochschule fur Sozialarbeit und Sozialpadagogik.

Yelaja, S.A. (1969). Trường đào tạo về công tác xã hội tại Ấn Độ: Lịch sử phát triển 1936 – 1966. The Indian Journal of Social Work, 29(4), 361 – 378.

Younghusband, E. (1963). Nhiệm vụ và xu hướng của hoạt động đào tạo về công tác xã hội: Đánh giá trên phạm vi quốc tế. Social Work (London), 20(3), 4 – 11.

Leave a response comment1 Response
  1. Thúy Vy
    Tháng Tư 09, 21:35 Thúy Vy

    cho e hỏi tên của một số tổ chức công tác quốc tế hiện nay và ít nhất 3 nhà công tác xã hội chuyên nghiệp ạ?

    reply Reply this comment
mode_editLeave a response

Your e-mail address will not be published. Also other data will not be shared with third person. Required fields marked as *

menu
menu