Cần có bộ luật chuyên nghành về nghề công tác xã hội

Cần có bộ luật chuyên nghành về nghề công tác xã hội

Sau 10 năm phát triển nghề công tác xã hội (CTXH) tại VN, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nghề CTXH vẫn là văn bản có tính pháp lý cao nhất. Thực tiễn cho thấy cần có 1 bộ luật chuyên biệt về nghề CTXH nhằm tạo khung pháp lý hoạt động ổn định.

Ông Hà Đình Bốn, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ LĐ-TB&XH), trao đổi với PV Dân trí về thực tế triển khai nghề CTXH thời gian qua cũng như lộ trình xây dựng một văn bản pháp lý cao hơn về nghề CTXH.

Theo ông Hà Đình Bốn, trong công tác rà soát văn bản giai đoạn năm 2013-2014, Bộ LĐ-TB&XH chỉ nhận thấy các quy định về nghề CTXH được nêu “rải rác” đâu đó và có tính gián tiếp trong các bộ luật khác nhau.

Văn bản pháp luật cao nhất về nghề CTXH vẫn chỉ là thấy Quyết định số 32/2010/-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020. Ngoài ra, Bộ Nội vụ, Bộ LĐ-TB&XH cũng mới ban hành một số Thông tư quy định chức danh nghề CTXH, mã số nghề và quy định công tác đào tạo nghề CTXH…

“Điểm nhấn mạnh nhất là công tác đào tạo thời gian qua là khâu đào tạo ở các trường. Nhiều trường ĐH đã có khoa CTXH. Tuy nhiên, công tác đào tạo cũng có một số bất cập bởi chỉ chú trọng quá nhiều vào hệ cử nhân trong khi đó việc sử dụng vào bỏ trống”  – vị đại diện Vụ Pháp chế cho biết.

Trong khi đó, nhu cầu CTXH ở trong xã hội rất nhiều và ở mọi lứa tuổi. Nêu ra vấn đề thực tế, ông Hà Đình Bốn cho biết: Chúng ta còn bỏ trống việc quy định thể chế rõ ràng cho việc nhân sự học xong làm việc gì? làm ở đâu?

“Nguyên nhân chính bởi chúng ta thiếu thể chế chung, tức là thiếu 1 bộ luật khung về nghề CTXH. Trong đó, quy định rõ nghề CTXH là gì? Phạm vi điều chỉnh? tiêu chí nghề? đạo đức nghề ra sao? Trình tự thủ tục về đao tạo nghề, phạm vi hoạt động nghề, các lĩnh vực cần…”.

Khảo sát của Bộ LĐ-TB&XH, lĩnh vực CTXH đã phát triển hàng trăm năm ở những nước phát triển. Theo đó, các nước trên đã có những bộ luật chung quy định về nghề CTXH. Đồng thời, các bộ luật chuyên ngành khác sẽ quy định cụ thể hơn về từng lĩnh vực cụ thể của nghề vì dụ: Công tác đào tạo ra sao, vấn đề việc làm ra sao, chế độ tiền lương và đãi ngộ…

Ông Hà Đình Bốn cho rằng: Bước đầu, chúng tôi sẽ tham khảo các quy định của các nước phát triển. Song song với đó, chúng tôi cũng sẽ kiến nghị và lồng ghép lĩnh vực CTXH vào trong văn bản pháp luật đó. Để trong luật nào cũng có một số tiêu chí nhất định, từ đó là cơ sở pháp lý thực hiện trên thực tế.

Về lộ trình, ông Hà Đình Bốn hy vọng: “Chúng tôi sẽ cố gắng cùng các ban ngành xây dựng dự thảo để trình Quốc hội khóa 14. Muốn vậy, chúng tôi phải thống nhất các bộ, ngành và báo cáo Chính phủ đồng thuận để có thời gian hợp lý. Rồi nguồn lực con người, tài chính ra sao, hay chỉ cần tạo hành lang pháp lý để hoạt động”.

Ông Hà Đình Bốn tin tưởng: Chúng ta đã có cách tiếp cận nhanh và được sự cam kết của các cấp lãnh đạo. Ví dụ, Hiến pháp đã quy định an sinh xã hội phải đảm bảo cho mọi người, trong các Nghị quyết T.Ư Đảng lần thứ 9,10,11 đều khẳng định các hoạt động công tác xã hội phải đảm bảo an sinh.

“Như vậy, chúng ta chỉ cần cụ thể hóa các đường lối chính sách của Đảng đã được khẳng định”.

“Trong Bộ luật trẻ em vừa được Quốc hội khóa 13 thông qua, nghề công tác xã hội đã được nhắc tới thông qua những quy định lồng ghép. Cụ thể, luật đã quy định việc cần có hệ thống từ cơ sở tới trung ương về làm công tác xã hội chuyên can thiệp theo dõi các trường hợp trẻ em bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng, trẻ sống xã cha mẹ…” – ông Hà Đình Bốn nói.

Hoàng Mạnh

comment No comments yet

You can be first to leave a comment

mode_editLeave a response

Your e-mail address will not be published. Also other data will not be shared with third person. Required fields marked as *

menu
menu