BỘ TIÊU CHUẨN NASW về hoạt động CTXH với thân chủ lạm dụng chất gây nghiện

BỘ TIÊU CHUẨN NASW về hoạt động CTXH với thân chủ lạm dụng chất gây nghiện

Là chuyên ngành y tế liên minh lớn nhất tại Mỹ, các nhân viên công tác xã hội thường xuyên gặp phải các cá nhân, gia đình và cộng đồng đang đối mặt với những rối loạn sử dụng chất gây nghiện (SUDs). Nhiều nhân viên công tác xã hội chuyên về đồ uống có cồn, thuốc lá và các chất gây nghiện khác (ATOD) trong khi những nhân viên khác lại cung cấp các dịch vụ cho các cá nhân và gia đình trong các cơ sở chuyên ngành và không chuyên khác nơi những SUDs thường gắn liền vào các vấn đề hiện trạng của khách hàng. Những cơ sở này bao gồm các trung tâm y tế vàsức khỏe tâm thần, bệnh viện, các dịch vụ phúc lợi trẻ em và các dịch vụ cho người cao tuổi, tòa án và các trại cải tạo, các chương trình hỗ trợ người lao động và cơ sở hoạt động tư nhân. Có rất nhiều con đường để giúp những người bị SUDs được điều trị, tuy nhiên, việc các nhân viên công tác xã hộihoạt động ở trong nhiều môi trường khác nhau cho phép ngành nàygiải quyết được những nhu cầu toàn diện của cá nhân đang tim cách phục hồi khỏi các SUDs.

Những can thiệp ngắn hạn và có giới hạn trong mảng đồ uống có cồn, thuốc lá và các chất gây nghiện khác đang ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, nhiều người phụ thuộc vào các chất gây nghiệncần những can thiệp dài hạn hơn,trong đó ghi nhận rằng sựphụ thuộc vàocácchất (thường gọi là nghiện)là một rối loạn mãn tính và tái phát mà không thể giải quyết trong chỉ vài tháng hoặc thậm chí là nhiều năm. Công tác xã hội có 1 vị trí quan trọng trong việc tác động vào sự cung cấp các dịch vụ để giải quyết các nhu cầu cấp bách và dai dẳng của nhóm dân số dễ bị tổn thương gồm những người mắcSUDs và gia đình của họ. Bằng việc phát triển và ứng dụng các biện pháp dựa trên bằng chứng, trong đó kết hợp những phương pháp can thiệp hiện hànhvà công nghệ tiên tiến trên cơ sở những kết quả nghiên cứu mới nhất, các nhân viên công tác xã hội có thể cải thiện đáng kế các dịch vụ điều trị cho khách hàng và gia đình họ. Biện pháp cung cấp dịch vụ này đòi hỏi các nhân viên công tác xã hội phải có kiến thức về quá trình gây nghiện và hồi phục, cùng với đó, nhân viên công tác xã hội cùng với khách hàng sẽ cùng nhau phát triển những kế hoạch điều trị hiệu quả, sử dụng các nguồn lực hiện có và sắp có.

Cục Thống kê Lao động(BLS) dự báorằng các cơ hội việc làm cho nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực điều trị lạm dụng thuốc sẽ tăng nhanh chóng tới năm 2012 (BLS, 2004). Nhân viên công tác xã hộicó kiến thức độcnhất, sâu sắc về các vấn đề và dịch vụ đa chiều, và do đó, cần thiết cho công tác sàng lọc và lên kế hoạch điều trị cho các khách hàng bị SUDs.

Mục tiêu của các Tiêu chuẩn

Với bản chất sâu rộng, đan xen của các dịch vụ công tác xã hội, những can thiệp với các khách hàng bị SUDs có thể mở rộng ra các cơ sởhoạt độngkhác nhau và liên quan tới các cá nhân, gia đình, cộng đồng và tổ chức. Các tiêu chuẩn này được thiết kế để nâng cao nhận thức, giá trị, kiến thức, kỹ năng và các phương pháp hoạt động trong những cơ sởcủa các nhân viên công tác xã hộimặc dù những ưu tiên có thể sẽ khác nhau.

Đặc biệt, mục đích của Các Tiêu chuẩn NASW về Hoạt động Công tác Xã hội đối với những Khách hàng bi các Rối loạn Sử dụng Chất gây nghiệnhướng đến:

  • Thông báo hoạt động công tác xã hội và các can thiệp đối với các khách hàng bị SUDs
  • Cải thiện chất lượng điều trị cho các khách hàng bị SUD
  • Đảm bảo rằng các dịch vụ công tác xã hội đối với nhóm khách hàng này được hướng dẫn bởi Các Quy tắc Đạo đức NASW (NASW, 1999).
  • Tăng cường nhận thứccủa nhân viên công tác xã hội về kỹ năng, năng lực, và thái độ cần thiết để hoạt động hiệu quả với các khách hàngbị SUDs, gia đình họ và những nhà cung cấp dịch vụ khác.
  • Khuyến khích các nhân viên công tác xã hội duy trì hiểu biết và kiến thức cập nhật về luật pháp, các quy định và các chính sách của liên bang, tiểu bang và địa phươngquản lý các can thiệp và điều trị cho các khách hàng bị SUDs.
  • Khuyến khích và hỗ trợ những nhân viên công tác xã hộiđóng vai trò là người vận động, nhà sư phạm và đào tạo trong việc đẩy mạnh mối quan tâm đối với lĩnh vực hoạt đông với đồ uống có cồn, thuốc lá, và các chất gây nghiện khác (SUDs).

Các Định nghĩa

Chế độ Kiêng

Tình nguyện tránh các hoạt động sinh lý như ăn, uống các loại đồ uống có cồn, sử dụng các chất gây nghiện, hoặc quan hệ tình dục (Barker, 2003).

Chứng Nghiện ngập

Phụ thuộc về Tâm lý và sinh lý vào hành vi hay chất gây nghiện. Nghiện hành vi (ví dụ: tình dục, cờ bạc, tiêu pha, ám ảnh sử dụng internet) và nghiện tiêu thụ (ví dụ ma túy, thực phẩm) thường có các biểu hiện tiên lượng, bệnh căn học và quy trình điều trị tương tự nhau. Hiện tại, hầu hết các chuyên viên đều sử dụng thuật ngữ “phụ thuộcchất”cho các chứng nghiện tiêu thụ(Barker, 2003).

Lạm dụng Chất Cồn

Lạm dụng chất cồn là sự tiêu thụ các chất cồn theo cách có thể gây hại hoặc đe dọa sức khỏe của người sử dụng hoặc với những người mà có tiếp xúc với người sử dụng. (Barker, 2003)

Phụ thuộc Chất Cồn

Phụ thuộc chất cồnnói đến đến việc sử dụng chất cồn dẫn đến suy giảm hoạt động chức năng xã hội. Hành vi điển hình bao gồm một lượng nhu cầu hoặc thèm muốn chất cồn hàng ngày,những nỗ lực không đều trong việckiểm soát việc uống rượu, các rối loạn thể chất trầm trọng do sử dụng chất cồn, nhậu nhẹtbất thường, vắng mặt hoặc mất hiệu quả khi làm việc, khả năng bạo lực hoặc các vấn đề quan hệ xã hội (Barker, 2003).

Đánh giá

Việc đánh giáđược nhắc đến trong những tiêu chuẩnnày được hiểu làchức năng công tác xã hội lĩnh hộihiểu biết vấn đề, nguyên nhân vấn đề (nếu cần thiết/thích hợp cho việc thực hiện các biện pháp trị liệu), và có thể thay đổi được những gì để giảm thiểu hoặc giải quyết những vấn đề đó (Barker, 2003).

Rối loạn

Thuật ngữrối loạn sử dụng trong những tiêu chuẩn này đề cập tới một tình trạng trong đó một hệ thống (toàn bộ hoặc một phần của 1 thực thể sống) không hoạt động đúng chức năng(Barker, 2003).

Sự Can thiệp

Can thiệp là một quá trình khi một nhân viên công tác xã hộitác động vào cuộc sống nội tâm, gia đình, nhóm, và/hoặcmôi trường của 1 cá nhân để giải quyết hoặc ngăn chặn các vấn đề hoặc để đạt những mục tiêu. Nó đề cập đến các hoạt động như tâm lý trị liệu, tư vấn, vận động, hòa giải, lập kế hoạch xã hội, tổ chức cộng đồng và phát triển nguồn lực. Thuật ngữ can thiệp thường được sử dụng hoán đổi với thuật ngữ điều trị (Barker, 2003).

Phòng ngừa

Phòng ngừa đề cập tới những hành động giảm thiểu và loại bỏ các tình trạng xã hội, tâm lý, hoặc các tình trạng khác được biết như là nguyên nhân hoặc góp phần gây ra các rối loạn thể chất và cảm xúc, và các vấn đề kinh tế xã hội (Barker, 2003).

Tái phát

Là sự xuất hiện trở lại của các triệu chứng. Tình trạng tái phát xảy ra khi một chất gây nghiện được sử dụng lại sau một thời gian kiêng cai. Xem Phụ thuộc chấtgây nghiện cho các triệu chứng phổ biến dưới đây (Barker, 2003).

Phỏng vấn Sàng lọc

Một cuộc phỏng vấn sơ bộ để xây dựng những thông tin cơ bản, từ đó chọn đượcmột số chủ thểhoặc ứng viên vàocác cuộc phỏng vấn chuyên sâu hoặc để xem xét thêm. (Barker, 2003)

Lạm dụng chất gây nghiện

Đây là kiểu hành vi thích nghi xấu, sử dụng các dược chất, chất cồn, dược phẩm, hoặc các loại chất độc khác, bất chấp những hậu quả có hại của chúng. “Lạm dụng chất” được coi là là vấn đề ít khó khăn hơn phụ thuộc chất. Nhìn chung, các triệu chứng tăng liều và hội chứng caichưa xuất hiện với tình trạng lạm dụng chất này (Barker, 2003).

Phụ thuộc chất gây nghiện

Sự phụ thuộc chất gây nghiệnthường được mô tả bởi việc sử dụng thường xuyên hoặc thèm các chất gây nghiện, chất cồn, dược phẩm và các loại chất độc khác, và thường được đi cùng với các triệu chứng nhận thức, hành vi, tình cảm và sinh lý (Barker, 2003)

Ghi chú: DSM-IV-TR (APA, 2000) thường được sử dụng cho các tiêu chí chẩn đoán và các mục đích hoàn trả, và có thể đáp ứng thêm các định nghĩa/thuật ngữ bố sung.

drugs-and-alcohol

Các Tiêu chuẩn Hoạt động Chuyên môn

Tiêu chuẩn 1. Các Quy tắc Đạo đức và Giá trị

Nhân viên công tác xã hội cung cấp các dịch vụ cho khách hàng bị SUDs phải chứng tỏ cam kết về các giá trị, quy tắc đạo đức của nghề công tác xã hội, phù hợp với Quy tắc Đạo đức NASW (1999)

Giải thích

Can thiệp cho các khách hàng bị SUD được cung cấp tại những cơ sở khác nhau, bao gồm các chương trình điều trị lạm dụng thuốc và phục hồi, bệnh viện, các trung tâm sức khỏe tâm thần cộng đồng, trường học, tòa án, các cơ sở cải tạo và các trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu. Mỗi cơ sở có thể đưa ra những quy tắc đạo đức riêng cho các nhân viên công tác xã hội. Trách nhiệm chính của nhân viên công tác xã hội là nâng cao sức khỏe khách hàng. Để làm được như vậy, các nhân viên công tác xã hộitại các cơ sở phải thể hiện sẵn sàng hành động dựa trên sự quyết tâm và kết luận chuyên môn,được nêu ra bởi các Quy tắc Đạo đức NASW (NASW, 1999).

Bằng việc thừanhận rằng những chính sách và quy định yêu cầu về việc điều trị SUD sẽ thay đổi liên tục, các nhân viên công tác xã hội phải có kiến thức về luật pháp, quy định và các chính sách của liên bang, tiểu bang và địa phương. Trong trường hợp các mâu thuẫn phát sinh giữa những lợi ích cạnh tranh và kỳ vọng, các nhân viên công tác xã hội phải sử dụng Các Quy tắc Đạo đức NASW (NASW, 1999)như một hướng dẫn để ra quyết định.

Tiêu chuẩn 2. Kiến thức, Kỹ năng và Thái độ.

Các nhân viên công tác xã hội cung cấp dịch vụ cho các khách hàng bị SUDs phải thể hiện các kỹ năng, kiến thức và thái độ liên quan để hoạt động hiệu quả với các khách hàng bị SUDs.

Giải thích

Các nhân viên công tác xã hội tôn trọng và thúc đẩy các quyền tự quyết của khách hàng và giúp họ tham gia vào những nỗ lực lập kế hoạch ngăn ngừa và điều trị. Những khách hàng trải qua các vấn đề hoạt động chức năng cuộc sống do SUDs phụ thuộc vào những nhân viên công tác xã hội có kiến thức chung về các lý thuyết hệ thống và hệ thống gia đình, tương tác giữa các cá nhân và các lý thuyết có liên quan khác. Đồng thời, khách hàng cũng sẽ tin cậy chuyên môn của nhân viên công tác xã hội trong việc nắm vững các thủ tục củacác hệ thống như y tế, y tếtâm thần, pháp lý hình sự, phúc lợi trẻ em, trường học, dịch vụ nhân sinh, và hỗ trợ người lao động. Là chuyên gia trong việc hỗ trợ các cá nhân, gia đình vàtập thể, các nhân viên công tác xã hộithành thạo trong việc thực hiện cung cấp sàng lọc, đánh giá toàn diện và các dịch vụ lấy khách hàng làm trung tâm mà trong đó hỗ trợ chăm sóc liên tục hoàn chỉnh.

Các nhân viên công tác xã hộicung cấp dịch vụ cho các khách hàng bị SUDs cần phải duy trì các lĩnh vực kiến thức cùng với những kỹ năng thực tế cụ thể và cần thiết.

Nhân viên công tác xã hội phải có kiến thức về:

  • Các yếu tố tâm lý và cảm xúc gắn liền với SUDs
  • Các vấn đề sinhlý gắn liền với SUDs và những hiệu ứng cấp tính và lâu dài đối với cơ thể
  • Ảnh hưởng của các chất gây nghiện đối với phát triển nhân cách
  • Tiêu chí chẩn đoán SUD, bao gồm sử dụng các công cụ và các quy trình đánh giá liên quan.
  • Những cân nhắc pháp lý như bảo mật, quyền lợi khách hàng, và luật liên quan tới các dịch vụ SUDs.
  • Những biện pháp và hoạt động tốt nhất để tư vấn can thiệp, bao gồm các phương thức điều trị, phương pháp hoạt động và các lý thuyết liên quan.
  • Các rối loạn sử dụng chấtgây nghiện và rối loạn sức khỏe tâm thần xuất hiện đồng thời, và các phương pháp điều trị liên quan. Khi có một số lượng lớn những khách hàng cónhững rối loạn xảy ra đồng thời, chỉ có kiến thức về lạm dụng chất gây nghiện là không đủ để đáp ứng việc điều trị toàn diện.
  • Các quy trình nhóm và các động lực khác gắn liền với những can thiệp cho khách hàng bị SUDs.
  • Bối cảnh kinh tế xã hội xung quanh mà khách hàng bị SUDs đang sống. Động cơ đối với việc điều trị cần được nhận ra trongmối quan hệ với các vấn đề sống còn khác ví dụ thực phẩm, nơi ở, bạo lực cộng đồng và/hoặc bạo lực gia đình.
  • Quản lý sự vụ và các chức năng lưu giữ báo cáo cần phản ánh sự tuân thủ quy định bảo mật của liên bang, tiểu bang và địa phương, cũng như các chính sách và quy trình liên quan của cơ quan ban ngành.
  • Các can thiệp với các cá nhân, gia đình, tập thể và cộng đồng.
  • Các can thiệp với nhóm dân số đặc biệt, bao gồm trẻ vị thành niên, người lớn tuổi và những người bị khuyết tật thể chất hoặc khuyết tật khác.
  • Gia đình, bạn bè, cộng đồng và các hệ thống hỗ trợ khác mà khách hàng có thể nhờ đến đểhỗ trợ phục hồi.
  • Tự giúp đỡ/giúp đỡ lẫn nhau hoặc các nhóm hỗ trợ đồng đẳng khác (Ví dụ: Các nhóm 12 bước, Naranon, Phục hồi SMART) cho các khách hàng bị SUDs.
  • Dược lý học của các chất hợp pháp và bất hợp pháp thường được sử dụng hoặc lạm dụng.
  • Sàng lọc, can thiệp và hỗ trợ để giúp các khách hàng phòng ngừa các vấn đề với SUDs trước khi chúng xảy ra.
  • Các vấn đềbản thân hoặc cảm giác của chính mình có thể cản trở khả năng thực hiện tốt nhất với bất kỳ khách hàng cụ thể nào. Các nhân viên công tác xã hội nên giới thiệu khách hàng đến 1 nhân viên khác khi cần và/hoặc thích hợp.

Các nhân viên công tác xã hội phải thể hiện:

  • Tôn trọng giới hạntrị liệu, chú ý tới các khác biệt giới tính, văn hóa và dân tộc
  • Đánh giá cao ý nghĩa và bản chất hỗ trợ lẫn nhau của các hệ thống khác nhau trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho điều trị.
  • Các kỹ năng giao tiếp hiệu quả như chủ động lắng nghe, phản hồi, giải thích, và đương đầu với các khách hàng khó khăn hoặc kháng cự.
  • Năng lực lôi cuốn khách hàng bằng sự tôn trọng, chân thật và đồng cảm từ quan điểm lấy khách hàng làm trung tâm, dựa trên thế mạnh mà hỗ trợ mối quan hệ trị liệu tin cậy và hợp tác.
  • Cởi mở với các biện pháp hồi phục khác nhau
  • Nhận thức được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học và ứng dụng của nó vào các can thiệp hoặc dịch vụ điều trị cho các khách hàng bị SUDs
  • Thiện chí giới thiệu đến những chuyên viên có đủ năng lực để giải quyết những vấn đề nằm ngoài phạm vị hoạt động và trình độ kỹ năng của mình.

Tiêu chuẩn 3. Sàng lọc, Đánh giá và Sắp xếp

Nhân viên công tác xã hội sẽ tiến hành sàng lọc các khách hàng bị SUDs hay không và khi thích hợp sẽ hoàn thiện một bản đánh giá tổng thể theo hướng phát triển một kế hoạch dịch vụ nhằm sắp đặt vàomột chương trình điều trị phù hợp.

Giải thích

Sàng lọc, đánh giá và sắp xếp là những bước cơ bản trong quy trình điều trị, mỗi bước sẽ có mục đích khác nhau. Sàng lọc có nhiệm vụ đánh dấu những cá nhân có thể hưởng lợi từ việc điều trị lạm dụng thuốc, và ước lượng bản chất và tính chất phức tạp của các vấn đề. Mục đich của việc đánh giá là thu thập các thông tin chi tiết về lịch sử và bản chất của các vấn đề, để biết liệu có nhiều tình trạng xuất hiện đồng thời hay không, vai trò của các nhân tố xã hội và môi trường khác nhau, số lượng và chủng loại nguồn lực sẵn có đối với khách hàng, cấp độ điều trị và các dịch vụ khác có thể có nhu cầu; và để gắn kêt khách hàng vào quá trình điều trị. Mục đích của việc sắp đặt này là để ghép những nhu cầu đó đó với những dịch vụ sẵn có trong cộng đồng (Delany, Fletcher. Shields, & Conway, 2004). Các nhân viên công tác xã hội sẽ phấn đấu làm việc hợp tác với những nhà cung cấp khác để hạn chế sự chồng chéo và giảm thiểu sự phân mảnh dịch vụ.

Các nhân viên công tác xã hội sẽ cân nhắc các yếu tố sau đây trong quá trình sàng lọc SUDs:

  • Sàng lọc là quá trình có thể và cần được lặp đi lặp lại trong nhiều lần và trong nhiều cơ sở khác nhau.
  • Các câu hỏi đơn giản và trực tiếp có thể mang lại những thông tin hữu ích nhất.
  • Sàng lọc bao gồm, và có thể bắt đầu với nhận thức, lắng nghe chủ động và quan sát các hành vi.
  • Sàng lọc sẽ xem xét việc sử dụng thuốc gần đây hoặc hiện tại, điều trị trước đây và các vấn đề sức khỏe( Đó là: lây nhiễm HIV, lao phổi hoặc bệnh xơ gan), tiền sử phạm tội, sự xuất hiện đồng thời của việc sử dụng thuốc và các rối loạn tâm thần, các kết quả kiểm tra ma túy âm tính và dương tính, các vấn đề với gia đình, hòa nhập xã hội, việc làm, nhà ở hoặc vô gia cư, hoặc ổn định tài chính. (SAMHSA, 1996).

Các nhân viên công tác xã hội sẽ cân nhắc các yếu tố sau đây khi đánh giá các khách hàng bị SUDs:

  • Quá trình đánh giá sẽ bao gồm một loạt các thông tin rộng khắp có thể thu thập qua việc sử dụng các công cụ chuẩn hóa hoặc thông thường. Trong quá trình đánh giáxemmức độ sử dụng chấtgây nghiện có cần đòi hỏi sự can thiệp cao hơn hay không, các nhân viên công tác xã hộisẽ thu thập thông tin về:
  • Quá trình phát trình phát triển thể chất và các vấn đề y khoa, bao gồm sức khỏe tổng quát, sức khỏe nha khoa, và sự biểu hiện vềcác bệnh truyền nhiễm như lao phổi, gan, HIV, và các bệnh lây lan qua đường tình dục khác.
  • Lịch sử sử dụng chất gây nghiện và bất cứ phương pháp điều trị trước đó nào với chú ý đặc biệt dành cho:
  • Các loại chất cồn, thuốc lá và các loại chất gây nghiện khác và cách sử dụng.
  • Các triệu chứng thể chất của hội chứng tăng liều và hội chứng cai.
  • Sự mất kiểm soát.
  • Những nỗ lực che giấu sử dụng thuốc.
  • Tự sử dụng thuốc.
  • Các hành vi sử dụng thuốc như tự sử dụng 1 mình hoặc trao đổi tình dục lấy các chất gây nghiện.

Các vấn đề tâm lý xã hộivà cần lưu ý rằng những vấn đề này xuất hiện trước, xảy ra đồng thời, hoặc tiếp sau với sự bắt đầu của việc sử dụng chất gây nghiện. Các vấn đề tâm lý xã hội cần được đánh giá có thể bao gồm các vấn đềquan hệgia đình và ngang hàng, các vấn đề ở trường học hay nghề nghiệp, và các vấn đềtài chính và địa vị pháp lý.

Lịch sử các chứng rối loạn tâm thần và các điều trị trước đóvà cần lưu ý dù rằng những vấn đề này xuất hiệntrước, xảy ra đồng thời, hoặc tiếp sau với sự bắt đầu của việc sử dụng chất gây nghiện.

Các khó khăn và thử thách khác trong cuộc sống của khách hàng có thể làm trầm trọng thêm SUD. Các khách hàng nên được đánh giá theo các mối quan tâm như vậy để lên kế hoạch can thiệp toàn diện. Các mối quan tâm phổ biến bao gồm, nhưng không hạn chế: Sức khỏe/HIV, tình trạng vô gia cư, bạo lực gia đình và các vấn đề liên quan đến phạm tội.

Định lượng các nguy cơ tự tử và khủng hoảng.

Nguy cơ và các yếu tố hỗ trợ cho việc thường xuyên sử dụng chất gây nghiện, sự điều trị và phục hồi bao gồm tiền sử sử dụng chất gây nghiện trong gia đình, hỗ trợ xã hội hiện tại (chính thức và khôngchính thức), các rào cản đối với việc điều trị (vấn đề đi lại, nhu cầuchăm sóc trẻ em) và các mẫu hành vi rủi ro(hành vi quan hệ tình dục rủi ro cao).

Các nhu cầu đặc biệt (lịch sử hiện tại hoặc gần đây về chấn thương, mang thai, HIV)

Các vấn đề văn hóa liên quan đến việc sử dụng chất gây nghiện, điều trị và phục hồi

Các nhu cầu tâm linh của khách hàng, và cách chúng có thể liên quan hoặc ảnh hưởng đến việc sử dụng chất gây nghiện, điều trị và phục hồi.

Động lực và sự sẵn sàng cho việc điều trị của khách hàng. Cần đưa vào xem xét các cơ chế đối phó mà khách hàng có thể đã thiết lập để cho phép họ từ chối nhu cầu điều trị bản thân.

Thái độ và hành vi của khách hàng trong quá trình đánh giá.

Vị thế kinh tế xã hội hiện tại và khả năng điều kiện đáp ứng các chương trình khác nhau.

Nhân viên công tác xã hội sẽ cân nhắc những yếu tố sau đây khi sắp xếp các khách hàng bị SUDs:

Không có một phương pháp điều trị đơn lẻ nào thích hợp với mọi cá nhân. Sử dụng các thông tin thu thập được trong quá trình đánh giá, khi thích hợp,nhân viên công tác xã hội sẽ làm việc với khách hàng, các nhà cung cấp dịch vụ khác và các thành viên gia đình, để hiểu được mối quan hệ giữa chẩn đoán các vấn đề cụ thể – bao gồm sự phụ thuộc chất gây nghiện, rối loạn tâm thần và sinh lý, mức độ nghiêm trọng của sự phụ thuộc, động lực điều trị – và tiềm năng phục hồi của cá nhân. (Gastfriend, Reif, Baker, & Najavits, 2003). Các nhân viên công tác xã hội sẽ sử dụng tất cả các thông tin thu thập được trong quá trình sàng lọc và đánh giá để phát triển những biện pháp can thiệp và kế hoạch điều trị thích hợp.

Tiêu chuẩn 4. Lên Kế hoạch Can thiệp và Điều trị

Các nhân viên công tác xã hội sẽ kết hợp những đánh giá vào trong việc phát triển và thực hiện các kế hoạch can thiệp để nâng cao khả năng của khách hàng trong việcgiải quyết các vấn đề và nhu cầu mà giúp nâng cao hiệu suất hoạt động chức năng với gia đình, các nhóm đồng đẳng, nơi làm việc và cộng đồng.

Giải thích

Các nhân viên công tác xã hội phải sử dụng một loạt các phương pháp tiếp cận lý thuyết, và các kỹ năng thực tế để lên kế hoạch và kết hợp những biện pháp can thiệp và các dịch vụ hỗ trợ trong tiến trình điều trị và phục hồi. Các nhân viên công tác xã hội phải đảm bảo rằng kế hoạch điều trị được chỉnh sửa khi cần thiết trong quá trình điều trị xuyên suốt của khách hàng. Hơn nữa, họ phải thành thạo với nhiềuchiến lược can thiệp, bao gồm tư vấn, cấp phát thuốc, quản lý chăm sóc, hướng dẫn kỹ năng làm cha mẹ, phục hồi khả năng làm việc, và các dịch vụ xã hội và pháp lý khác. Đồng thời, họ cũng sẽ phải hiểu rõ về việc làm thế nào để phân chia những chiến lược này trong từng trường hợptuổi tác, giới tính, chủng tộc và nền tảng văn hóa của khách hàng.

Các nhân viên công tác xã hội sẽ thể hiện năng lực trong:

  • Kết hợp các chiến lược can thiệp khác nhau vào trong quá trình thực hiện, bao gồm tư vấn và các liệu pháp hành vi, cấp phátthuốc điều trị, quản lý chăm sóc, và các chương trình tự giúp đỡ/giúp đỡ lẫn nhau.
  • Xác định việc phân chia và sắp xếp trình tự dịch vụ để giải quyết các nhu cầu thay đổi của khách hàng qua quá trình lên kế hoạch can thiệp.
  • Sử dụng thành thạo một mạng lưới phức tạp các nguồn lực và vận độngsự ủng hộ cho những hệ thống khách hàng trong việc cung cấp các dịch vụ cần thiết.
  • Phát triển những liên kết phù hợp với các thành phần bên trong và giữa các hệ thống dịch vụ để hỗ trợ một mô hình chăm sóc kết hợp cho các khách hàng khi thích hợp.

Các biện pháp can thiệp thường được cung cấp bởi các nhân viên công tác xã hội đối với các khách hàng bị SUDs và gia đình của họ gồm có:

  • Sàng lọc và đánh giá
  • Can thiệp khủng hoảng
  • Tư vấn cá nhân và tập thể
  • Tư vấn cặp đôi
  • Tư vấn gia đình
  • Quản lý trường hợp và lập kế hoạch cho việc ngừng can thiệp
  • Thông tin và đào tạo
  • Giới thiệu và vận động nguồn lực
  • Lập kế hoạch phòng ngừa tái phát

Các nhân viên công tác xã hội sẽ liên tục đánh giá các phương pháp hiện tại và các phương pháp dựa vào bằng chứng mới để phục vụ cho việc điều trị SUDs, chẳng hạn như phỏng vấn thúc đẩy và các kỹ thuật ngăn ngừa tái phát cụ thể khác. Khi thích hợp, các nhân viên công tác xã hội cũng nên đánh giá và thúc đẩy các kỹ thuật giảm thiểu nguy hại như dùng methadone thay thế, các chương trình trao đổi kim tiêmvới những khách hàng mà việc kiêng khem toàn bộ không phải là mục tiêu tức thời.

Tiêu chuẩn 5. Vận động vàHợp tác

Khi cần thiết, các nhân viên công tác xã hộicung cấp dịch vụ cho khách hàng bị SUDs sẽ vận động cho các nhu cầu, quyết định và quyền lợi củakhách hàng. Họ sẽ đẩy mạnh hợp tác giữa những nhà cung cấp dịch vụ và tìm kiếm để đảm bào rằng những cá nhân bịSUDs và các thành viên gia đình họ có thể tiếp cận tới các dịch vụ hỗ trợ những nhu cầu điều trị của họ.

Giải thích

Những kì thị liên quan đến SUDs đòi hỏi sự chú ý đặc biệt tới sựtrao quyền và vận động. Những nhân viên công tác xã hội cung cấp dịch vụ cho những cá nhân và gia đình này sẽ phải sử dụng các kỹ năng trao quyền và vận động để đào tạo các bác sỹ, nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và thành viên cộng đồng về SUDs và các vấn đề liên quan. Họ cũng sẽ phải vận động vìnhững thay đổi đáp ứng hiệu quả tác động tới việc điều trị SUDs và đẩy mạnh công bằng xã hội cho những cá nhân đang vật lộn với SUDs. Sự trao quyền và vận động cũng đòi hỏi những nhân viên công tác xã hộiphải hỗ trợ các khách hàng và thành viên gia đình họ trong việc học cách tự vận động để giành lấy những dịch vụ cần thiết trongnhững tổ chức cộng đồng khác nhau(trường học, trung tâm chăm sóc y tế, hình sự pháp lý), và để chống lại sự phân biệt đối xử trong công việc, chăm sóc y tế hoặc các cơ sở khác.

Ngoài ra, các nhân viên công tác xã hộicầnvận động hỗ trợ khách hàng lựa chọn phương pháp điều trị khi thích hợp, bao gồm giúp khách hàng nhận thức được phạm vi và những kết hợp điều trị, bao gồm phương pháp điều trị tâm lý xã hội, điều trị cụ thể mang tínhvăn hóa và cấp phát thuốc. Các nhân viên công tác xã hội sẽ thảo luận cởi mở với khách hàng về các phương pháp tâm linh, theo địa phương, tự giúp đỡ/giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết SUDs.

Nhân viên công tác xã hội sẽ vận động các nhà cung cấp giáo dục cho các cơ hội giáo dục thường xuyên và thỏa đáng. Thêm vào đó, họ sẽ vận động các nhà nghiên cứu tiến hành các chương trình nghị sự nghiên cứumàthực sự giải quyết được tất cả các nhu cầu phát triển nghiên cứu của những người hành nghề.

Trao quyền cho cộng đồng là một nhân tố quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của việc lạm dụng thuốc mãn tính. Các nhân viên công tác xã hội sẽ giúp các nhà lãnh đạo cộng đồng và các thành viên hiểu rõ rằng chất cồn, thuốc lá và các chất gây nghiện khác sẽ ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và tìm cách gắn kếtcác thành viên trong cộng đồng vào công tác ngăn ngừa, điều trị và các nỗ lực phục hồi dài hạn. Khi thích hợp, các nhân viên công tác xã hội sẽ sử dụng các kỹ năng vận động và kỹ năng chính trị để giải quyết các vấn đề như công bằng bảo hiểm cho SUDs, tăng vốn cho các phương pháp điều trị có thể tiếp cận được, giảm thiểu tác hại và các chiến lược cai nghiện.

Tiêu chuẩn 6. Hồ sơ Tài liệu

Nhân viên công tác xã hội sẽ ghi chép tất cả các dịch vụ thực hiện đối với khách hàng, hoặc thay mặt khách hàng, bao gồm các buổigiao tiếp với thành viên gia đình, các mối liên lạc bổ sung và các bên liên đới được ủy quyền. Tất cả những ghi chép nên tuân thủ luật, quy định và chính sách được áp dụng của liên bang, tiểu bang và địa phương cũng như các chính sách chương trình và /hoặc của cơ quan ban ngành, bao gồm cả những quy định quản lýhồ sơ ghi chép điều trị sử dụng chất gây nghiện (Title 42 C.F.G) và Đạo Luật Trách nhiệm và Linh hoạt Bảo hiểm Y tế (HIPAA).

Giải thích

Ghi chép tài liệu là một phần quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ được thực hiện tới các bệnh nhân bị SUDs. và các nhân viên công tác xã hộicầnđảm bảo rằng các mục đích và tiến trình điều trị được phản ánh một cách chính xác.

Việc ghi chép hồ sơ tất cả các dịch vụ và các can thiệp SUD được thực hiện đều đặn và phản ánh chính xác về quá trình sàng lọc, đánh giá; các mục tiêu điều trị và kế hoạch dịch vụ; những ghi chép về các cuộc gặp; mục tiêu đạt được, các rào cản đối với việc điều trị, thư giới thiệu cho cộng đồng; và những ấn phẩm thông tin cho các bên liên đới, ví dụ tòa án, cơ quan pháp lý hình sự, và các tổ chức phúc lợi trẻ em. Các ghi chép khách hàng sẽ bao gồm một văn bản chấp thuận cung cấp những thông tin bảo mậtcó chữ ký của khách hàng hoặc người đại diện. Biên bản chấp thuận đó sẽ cho khách hàng biết loại thông tin có thể được chia sẻ, với ai, trong khung thời gian nào.

Hồ sơ ghi chép khách hàng cũng sẽ được lưu giữ ở một nơi an toàn và các cá nhân không có thẩm quyền không thể tiếp cận được. Các nhân viên công tác xã hội sẽ phải có kiến thức về luật, các quy định và các chính sách của liên bang, tiểu bang và địa phương, cũng như các quy trình của cơ quan phòng banquản lý các hồ sơ điều trị SUD.

Tiêu chuẩn 7. SựRiêng tư và Bảo mật

Các nhân viên công tác xã hội sẽ duy trì các lá chắn thích hợp để bảo vệ tính riêng tư và bảomật thông tin khách hàng, ngoài trừ trường hợp được yêu cầu bởi luật hoặc các quy tắc đạo đức. Nhân viên công tác xã hội phải làm quen với các trường hợp ngoại lệ về bảo mật của quốc gia, tiểu bang và địa phương , ví dụ các trường hợp khẩn cấp, quy định bắt buộcbáo cáo về sự nguy hiểm đối với bản thân và người khác, và ngược đãi trẻ em. Nhân viên công tác xã hội sẽ tư vấn cho khách hàng về những giới hạn và yêu cầu của sự bảo mật khi bắt đầu điều trị.

Giải thích

Các quy định kiểm soát sự bảomật các hồ sơ ghi chép điều trị SUD có mục đích tăng cường sự tin cậy rằng sự riêng tư của một khách hàng sẽ được bảo vệ và khuyến khích khách hàng bị SUDs tìm kiếm các dịch vụ điều trị. Quyết định chuyên môn trong việc sử dụng các thông tin bảo mật sẽ dựa trênnhững xem xét pháp lý và đạo đức. Các nhân viên công tác xã hội phải có kiến thức về luật, quy định và các chính sách của liên bang, tiểu bang và địa phương được thiết lập để bảo vệ và che chởsự điều trị SUD của khách hàng.

Thông tin được thu thập bởi các nhân viên công tác xã hội sẽ được coi là riêng tư và bí mật, ngoại trừ nhữngquy định bắt buộcbáo cáo sự nguy hiểm của bản thân hoặc người khác và tình trạng ngược đãi trẻ em. Các nhân viên công tác xã hội sẽ tư vấn những giới hạn và yêu cầu về tính bảo mật khi bắt đầu quá trình điều trị. Và các nhân viên công tác xã hội cũng sẽ phải tuân thủ những giới hạn và yêu cầu này.

Ngoài những ngoại lệ được quy định bởi luật, các nhân viên công tác xã hội không được tiết lộ thông tin khách hàng khi không có văn bản phát hành thông tin bảo mật có chữ ký của khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

Tiêu chuẩn 8. Đánh giáHoạt động

Các nhân viên công tác xã hội sẽ đánh giá chất lượng, tính phù hợp và hiệu quả hoạt độngvới các khách hàng bị SUDs.

Giải thích

Việc đánh giá liên tục quá trình cung cấp dịch vụ tới khách hàng là rất cần thiết để đảm bảo năng lực và cải thiện hoạt động công tác xã hội, đặc biệt khi làm việc với các khách hàng bị SUDs, và đối với những người đòi hỏi những nỗ lực hợp tác để đảm bảo thành công. Các nhân viên công tác xã hội phải có kiến thức về các kỹ thuậtđánh giá cơ bản để đánh giá từngkết quả theo các nhu cầu được đánh giá và thành công đã được xác định. Họ cũng sẽ phải phát triển các phương pháp đánh giá mức độcác ban ngành tham gia và các nhà cung cấp dịch vụ khác đang đạt được các mục tiêu kế hoạch điều trị khách hàng.Các hoạt động đánh giá có thể bao gồm:

  • Nhận biết và sử dụng các công cụ thích hợp để đo lường các kết quả lâm sàng và mức độ hài lòng của khách hàng.
  • Rà soát và đánh giá các mục tiêu đầu ra và các quy trình tổ chức.
  • Các chiến lược để gắn kết khách hàng và các cơ quan ban ngành hoạt động cộng tác trong việc thiết kế và thực hiện các đánh giá.
  • Các cơ chế để bảo về quyền riêng tư của khách hàng, các thành viên gia đình và các đối tác khác trong quá trình định lượng.
  • Các cơ chế để chia sẻ dữ liệu đánh giá với khách hàng, đồng nghiệp, bên chi trả thứ 3 và các chuyên viênkhác.
  • Sự tham gia của các nỗ lực bên ngoài để đánh giá hoạt động và các quy trình, kết quả của chương trình.

Tiêu chuẩn 9. Trang bị Nhân sự

Việc điều trị các khách hàng bị SUDs mãn tính thường là một quá trình phức tạp đặc trưng hóavới các vấn đề y khoa, tâm lý và xã hội, và với những tái phát thường xuyên trước khi đi đạt đượccai nghiện bền vững. Khối lượng công việc giao cho các nhân viên công tác xã hộicần phản ánh được mức độ nỗ lực thực hiện để đạt được những kết quả thành công với khách hàng.

Giải thích

Chứng nghiện là tình trạng rối loạn tâm sinh lý xã hội. Các khách hàng tham gia điều trị thường có những suy yếu đáng kể về mọi mặt tâm sinh lý xã hội. Hiện tại, không có một phương pháp khách quan độc lập nào có thể xác định mức độ trường hợp cá nhânnào phù hợp đối với sự đa dạng của những vấn đề từ khách hàng. Một số bang hoặc/vàmột số chương trình có thể đã triển khai những tiêu chí về khối lượng công việc màngười ta tin rằng sẽ phản ánh hoạt động một cách phù hợp. Các quy tắc đạo đức nghề công tác xã hội nói chung cho thấysự gắn kết củacam kết dịch vụ vớichủ lao động và tổ chức lao động. Tuy nhiên, Các Quy tắc Đạo đức NASW (NASW, 1999) cũng yêu cầu các nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp phải gắn chặt các hoạt động mang tính đạo đức vào môi trường của tổ chức và phấn đấu loại bỏ các rào cản của tổ chứcđối với hoạt động mang tính đạo đức. Hiện nay không có một chuẩn mực khách quan, được kiểm chứng nào cho việc phân bổ khối lượng công việc vì sự đa dạng của cáctổ chức, mức độ phức tạp và điều kiện của từngtrường hợp,số giờ làm việc và ghi chép tài liệu. Hơn nữa, những người hành nghề có bằng thạc sỹ thường đảm nhận thêm nhiệm vụ giám sát và quản lý. Để làm sáng tỏ những yếu tố này, những người làm nghề công tác xã hội cần phải giúp tổ chức phát triển những cấu trúc phân công khối lượng công việc thích hợp. Để làm được như vậy, nhân viên công tác xã hội sẽ cân nhắc nghiên cứu hiện thời từ cả các dữ liệu đánh giá của lĩnh vực hoạt động (sử dụng/phụ thuộc thuốc và công tác xã hội); phòng ban, tổ chức và chính phủ; và cả kinh nghiệm hoạt động thực tế.

Tiêu chuẩn 10. Giám sát, Lãnh đạo và Đào tạo

Nhân viên công tác xã hội có chuyên môn trong công tác điều trịbị SUDs đảm nhiệm vai trò đi đầu trong việc cung cấp các nỗ lực đào tạo, giám sát, quản lý và nghiên cứu với các cá nhân, tập thể và tổ chức.

Giải thích

Các nhân viên công tác xã hộicó bằng cấp chuyên môn cao, được đào tạo, có nhiều kinh nghiệm và hoạt động thực tế với các khách hàngbị SUDs và gia đình của họ nên chia sẻ chuyên môn cũng như đào tạo và tư vấn cơ hội cho các nhân viên công tác xã hội đang muốn được làm việc trong lĩnh vực này. Khi có thể, những nhân viên có kinh nghiệm sẽ kết hợp làm việc với các trường đào tạo công tác xã hội khác để vận động cho các chương trình nghiên cứu và khóa luận về các chất cồn, thuốc lá và các loại chất gây nghiện kháccũng như các cơ hội giáo dục và thực tế hiện trường để nâng cao và khuyến khích sự quan tâm đến chuyên môn này. Các nhân viên công tác xã hội cũng sẽ vận động cho các cơ hội thường xuyên của giáo dục và đào tạo sau đại học trong lĩnh vực ATOD khi có thể.

Các nhân viên công tác xã hội nên dành sự tư vấn và giám sát đối với các nhân viên công tác xã hội đang học việc, thực tập sinh và các sinh viên khácđể đáp ứng sự chỉ dẫn chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động này. Việc tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, giám sát, tư vấn và đào tạo sẽ thể hiện tính hiệu quả của hoạt động công tác xã hội đối với các vấn đề SUD cũng như nâng cao nhận thức của các đồng nghiệp trong các ngành chuyên môn khác về nhu cầu bức thiết phải giải quyết các vấn đề về SUD ở trong các nhóm người hoạt động khác nhau.

Các nhân viên công tác xã hội sẽ phải đảm bảo rằng sự giám sát thích hợp luôn sẵn sàng với họtrong những năm đầu tiên trải nghiệm hoạt động chuyên môn. Nếu việc giám sát công tác xã hội không sẵn sàng đáp ứng hoặc không thể tiếp cận được, các chuyên viên có năng lực từ các chuyên môn khác liên quan sẽ đáp ứng việc tư vấn trường hợp.

Tiêu chuẩn 11. Phát triển Chuyên môn

Các nhân viên công tác xã hội cung cấp dịch vụ cho khách hàng bị SUDs và gia đình họ sẽ chịu trách nhiệm phát triển chuyên môn liên tục, và phù hợp với những Tiêu chuẩn về Đào tạo Chuyên môn Thường xuyên (NASW, 2002) cùng với các yêu cầu của quốc gia, quốc tế và tiểu bang liên quan về giấy phép hành nghề và chứng nhận chuyên môn.

Giải thích

Các nhân viên công tác xã hội điều trị cho các khách hàng có SUDs sẽ nỗ lực nắm vững những kiến thức về các lý thuyết hiện có hoặc mới xuất hiện, cùng với những can thiệp vào việc nghiện thuốc và quá trình hồi phục. Nghiên cứu đang diễn ra và những thay đổi từkết quả của chúng trong các ứng dụng lâm sàng đòi hỏi các nhân viên công tác xã hội phải thường xuyên cải thiện kiến thức về môi trường dịch vụ điều trị SUDs đang biến đổi và xác định cách thức những thông tin mới có thể được sử dụng tốt hơn trong hoạt động của họ như thế nào.

Các cơ hội phát triển chuyên môn luôn sẵn có tại các lớp học, các hội nghị chuyên đề, hội thảo, và trực tuyến thông qua NASW và các tổ chức chuyên nghiệp, học viện, các đối tác liên kết và các ban ngành cung cấp các dịch vụ điều trị lạm dụng thuốc khác ở cấp độ địa phương, tiểu bang và quốc gia. Các nhân viên công tác xã hội sẽ đều đặn tham gia vào các hội thảo và các hoạt động đào tạo để đảm bảo mức độ chăm sóc tốt nhất. Thêm vào đó, các nhân viên này sẽ đóng vai trò tiên phong trong việc xác định các nhu cầu phát triển chuyên môn của những người hành nghề, cũng như khuyến khích các chủ đề và chương trình đào tạo phản ánh các xu hướng đang lên và/hoặc các nhu cầu về dịch vụ chưa được đáp ứng.

Tiêu chuẩn 12. Năng lực Văn hóa

Các nhân viên công tác xã hội phải tìm hiểu kiến thức về lịch sử, truyền thống, các kỳ vọng, giá trị và thái độ của các nhóm người khác nhau vìchúng tác động vào nhận thức của các khách hàngbị SUDs và việc lên kế hoạch điều trị. Nhân viên công tác xã hội sẽ làm việc theocác Tiêu chuẩn NASW về Năng lực Văn hóa trong Hoạt động Công tácXã hội(NASW, 2001).

Giải thích

Các nhân viên công tác xã hội phải hiểu và chấp nhận tính đa dạng như một nhân tố rất quan trọng khi làm việc với khách hàng bị SUDs Họ hiểu rằng tình trạng lạm dụng, phụ thuộc chất gây nghiện và các vấn đề liên quan phát triển trong các bối cảnh xã hội và văn hóa đa dạng. Do đó, việc đánh giá khách hàng và sự phát triển của các chiến lược can thiệp phải lưu ý tới bối cảnh dân tộc và văn hóa trong môi trường khách hàng sinh sống. Hơn nữa, các nhân viên công tác xã hội được khuyến khích thực hiện tự kiểm tra thành kiến và kì thị của bản thân vớicác khách hàng mà có thể ảnh hưởng đến hoạt động của họ với các nhóm khách hàng khác nhau.

Hoạt động công tác xã hội phải cam kết đáp ứng những can thiệp cá nhân hóa và phù hợp với văn hóa cho những người đại diện cho các giới tính khác nhau, bản sắc giới tính, thiên hướng tình dục hoặc các nền tảng văn hóa, dân tộc khác nhau. Các nhân viên công tác xã hội phải hiểu và tôn trọng các tín ngưỡng và các nhu cầu văn hóa xác định, mang tính độc đáo của khách hàngvề điều trị và các vấn đề phục hồi. Thêm vào đó, các nhân viên công tác xã hội phải hiểu rằng một vài thành viên của các nhóm dân cư đặc biệt có thể sẽ không tin tưởng các nhân viên công tác xã hội do những trải nghiệm trong quá khứ về phân biệt chủng tộc, và/hoặc phân biệt đối xử có thể cản trở họ tìm kiếm giúp đỡ điều trị SUDs. Trong những trường hợp này, nhân viên công tác xã hội phải xoa dịu và loại bỏ các rào cản cho việc điều trị.

Các nhân viên công tác xã hội sẽ phải linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp và kỹ năng can thiệp để kết hợp các nhu cầu khách hàng và để cải thiện sự phát triển của mối quan hệ trị liệu dựa trên sự tôn trọng, chấp nhận và tin tưởng.

Tiêu chuẩn 13. Thông tin và Công nghệ

Nhân viên công tác xã hội cần phải tiếp cận công nghệ máy tính và Internet,vì nhu cầu giao tiếp qua email và tìm kiếm các thông tin trên Web về giáo dục, liên kết và các nguồn lựclà rất quan trọng cho hiệu suất và hiệu quả hoạt động.

Giải thích

Các nhân viên công tác xã hội sử dụng ngày càng nhiều Web, máy vi tính, và các công nghệ điện tử khác để cải thiện chất lượng dịch vụ cho khách hàng, để giao tiếp với các chuyên viên khác, và ghi chép tài liệu. Công nghệ có thể được tích hợp vào việc hoạt động, tuy nhiên, cần phải sử dụng những lá chắn thích hợp bảo vệ sự riêng tư khách hàng. Các nhân viên công tác xã hội sẽ tham giađào tạo đang diễn ra vềcác ứng dụng công nghệ liên quan tới hoạt động công tác xã hội, bao gồm việc đánh giá và điều trị, chính sách, giáo dục, tìm kiếm và phát triển nguồn lực.


Tài liệu Tham khảo

42 CFR 2.1 et. Seq. (2005). Statutoryauthority for the confidentiality of drug abusepatient records.

American Psychiatric Association. (2000). The diagnostic and statistical manual of mentaldisorders-IV-TR. Washington, DC: AmericanPsychiatric Publishing.

Barker, R. L. (2003). The social work dictionary(5th ed.). Washington, DC: NASW Press.

Delany, P., Fletcher, B. W., Shields, J. J., &Conway, K. (2004). Creating collaborativemodels for treating substance abusingoffenders. In D. Fishbein (Ed.), The science,treatment, and prevention of antisocial behaviors:Application to the criminal justice system(pp. 13-1-3). Kingston, NJ: Civic Research Institute.

Gastfriend, D., Reif, S., Baker, S., & Najavits,L. (2003). Assessment. In A. W. Graham, T. K. Schultz, M. F. Mayo-Smith, R. K. Ries,&B. B. Wilford (Eds.), Principles of addictionMedicine(3rded., pp. 373-382). Chevy Chase,MD: American Society of Addiction Medicine.

Health Insurance Portability andAccountability Act of 1996, P.L. 104-191, 110 Stat. 1936.

National Association of Social Workers.(2002). NASW standards for continuingprofessional education. Washington, DC: Author.

National Association of Social Workers.(2001). NASW standards for cultural competencein social work practice. Washington, DC:Author.

National Association of Social Workers.(1999). Code of ethics of the National Associationof Social Workers. Washington, DC: Author.

Substance Abuse and Mental Health Services Administration. (1996). Treatment drug courts:Integrating substance abuse treatment with legalcase processing (Treatment ImprovementProtocol [TIP] series 23). (DHHS PublicationNo. SMA 96-3113.) Rockville, MD: Author.

U.S. Bureau of Labor Statistics. (2004).Occupational outlook handbook, 2004–2005edition[Online]. Retrieved March 11, 2005,from http://www.bls.gov/oco/ocos060.htm.

comment No comments yet

You can be first to leave a comment

mode_editLeave a response

Your e-mail address will not be published. Also other data will not be shared with third person. Required fields marked as *

menu
menu